Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Thông tin mới nhất về du học nhật bản 2018

Thông tin mới nhất về du học nhật bản từ kỳ tháng 4 năm 2018

Bộ quản lý giáo dục và đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết vừa nhận thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam thông tin về việc các Công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác và đầy đủ về Du học Nhật Bản từ trước tới nay, gây ra sự thiếu hiểu biết cho các bạn DHS  sang Nhật học tập, trau dồi kiến thức dẫn đến các bạn DHS sinh sống học tập tại Nhật gặp phải nhiều khó khăn.

Ngài đại sứ Nhật Bản:  Umeda Kunio phát biểu tại buổi làm việc
   Hiện nay một số website của các Công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với DHS tại Nhật Bản. Bộ GD-ĐT và ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này. Từ kỳ nhập học tháng 4 năm 2017 phía Nhật bản đã siết chặt quá trình xét visa cho những học sinh sinh viên có nguyện vọng sang Nhật bản để học tập. Mục đích là để chọn lọc lại những người thực sự có nguyện vọng muốn đi du học nhật, năng lực tài chính bảo lãnh và đặc biệt quan trọng nhất là năng lực tiếng nhật.

   Vừa qua, Bộ GD-ĐT với nước ngoài đã nhận thêm thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy để học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản tham khảo trong quá trình lựa chọn trước khi đi học.  Bắt đầu từ tháng 4 năm 2017, phía Nhật Bản sẽ rà soát lại tất cả các trường Nhật ngữ tại Nhật bản với mục đích là tạo cho DHS có mong muốn sang Nhật bản được học tập tại một môi trường đào tạo chất lượng nhất. Cùng với đó ĐSQ Nhật bản sẽ thiết chặt vấn đề kiểm tra giám sát năng lực tiếng nhật của các bạn DHS tại ĐSQ Nhật tại Việt Nam. Những ai được đánh giá là không có khả năng học tiếng Nhật, tiếng Nhật yếu kém đều sẽ không được cấp Visa du học, kể cả những bạn đã có tư cách lưu trú(COE). Do số lượng học sinh đi du học Nhật bản ngày càng tăng lên nên cục xuất nhập cảnh Nhật bản sẽ không thể kiểm tra đánh giá toàn bộ được số lượng hồ sơ xin tư cách COE, vì vậy ĐSQ Nhật bản đặt tại các nước sở tại sẽ cùng kiểm tra, kiểm định hồ sơ, năng lực tiếng nhật, năng lực bảo lãnh của các bạn có nguyện vọng đi Du học Nhật Bản.

Kết thúc buổi làm việc trao đổi về vấn đề Nhật Bản

   Bên cạnh đó, ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam cũng đưa ra các vấn đề cần lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các Công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là “Có thể vừa đi học, Vừa đi làm” 

Gần đây, Các công ty tư vấn du học đã đăng tải rất nhiều các thông tin không chính xác về Du học Nhật Bản trên trang Web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách các bạn đi làm sau giờ học trên lớp. Chẳng hạn như: “Tùy theo trình độ tiếng Nhật của các bạn mà các bạn mỗi tháng có thể kiếm được từ 200.000 Yên (~40 triệu đồng) đến 300.000 Yên (60 triệu đồng) một tháng” tuỳ theo các công việc và vùng miền bạn sinh sống.

Thế nhưng thực tế thì Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách là “du học sinh” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm thêm thì cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú”. Và giấy phép này cũng chỉ cho phép các bạn DHS làm thêm trong một khoảng thời gian quy định theo pháp luật của Nhật Bản (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không được đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật.

Hơn nữa, dù bạn có đi làm thêm sau giờ học thì số tiền lương bạn nhận được bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 200.000 yên (~40 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo. Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Số tiền kiếm được bằng các công việc làm thêm này về cơ bản sẽ giúp bạn chi trả được cuộc sống hằng ngày trong thời gian bạn sinh sống học tập Tại Nhật. Trung bình mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 120.000 Yên (~24 triệu đồng), tại các vùng khác là 80.000 Yên (16 triệu đồng) trong một tháng.
  
Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100.000 Yên (20 triệu đồng). Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà. Ngoài các chi phí sinh hoạt bạn còn phải đóng học phí cho trường các bạn theo học. Các trường tiếng Nhật và trường Đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu học phí vào khoảng 500.000 Yên đến 1.000.000 Yên trên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học, tiền hoạt động ngoại khoá, …)

   Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.


ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.

Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại trang web của đại sứ quán Nhật tại Việt Nam: 
http://www.vn.emb-japan.go.jp/itprtop_vi/index.html
http://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/Vn_Thongtinduhoc.html
Hoặc các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại:   0904 664 458  

P/s: Ngày 24 tháng 10 . Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản. 

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Nhật

Trung tâm Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh thông báo tuyển dụng giáo viên dậy tiếng Nhậtcho các học viên là Du học sinh theo giáo trình Minnanonihongo. Làm việc trong môi trường năng động và chuyên nghiệp. Một lớp học không quá 10 học viên.

Du học Nghĩa Lĩnh
Tuyển dụng giáo viên tiếng Nhật Full-time

1. Mô tả công việc của giáo viên tiếng Nhật:
•Giảng dạy tiếng Nhật, giáo dục định hướng cho du học sinh.
•Theo dõi hỗ trợ từng học viên trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỷ luật.
•Đồng thời đánh giá quá trình học tập của học viên và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm giúp học viên tiến bộ.
•Hỗ trợ công việc văn phòng khi cần. Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trung tâm.
•Hình thức làm việc: toàn thời gian cố định. Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 trong tuần. Ngày nghỉ là chủ nhật và chiều thứ 7.
2. Yêu cầu đối với giáo viên tiếng Nhật:
•Giới tính: Nam/nữ
•Không yêu cầu bằng cấp nhưng trình độ phải tương đương N3.
•Không có kinh nghiệm sẽ đựơc công ty đào tạo.
•Yêu thích ngôn ngữ Nhật và văn hóa Nhật Bản.
•Có khả năng giảng dạy tiếng Nhật, giao tiếp tốt.
•Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cao.
•Có nguyện vọng tìm công việc ổn định và gắn bó lâu dài với công ty.
•Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Nhật.
3. Quyền lợi được hưởng của giáo viên tại trung tâm:
•Lương thoả thuận theo năng lực. 
•Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động.
•Thu nhập hấp dẫn, đánh giá năng lực dựa trên hiệu quả công việc.
•Xét tăng lương thường xuyên.
•Được đóng bảo hiểm BHXH, BHYT theo quy định của nhà nước.
•Được hưởng chế độ hiếu, hỉ, thăm ốm và tham quan, nghỉ dưỡng du lịch hàng năm
4. Yêu cầu hồ sơ dự tuyển:
•Đơn xin việc
•CV tiếng Nhật và CV tiếng Việt
•Ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV qua mail: dh.nghialinh@gmail.comtheo cú pháp: Họ và tên_Ứng tuyển Giáo viên tiếng Nhật
------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN NGHĨA LĨNH
TRUNG TÂM DU HỌC NGHĨA LĨNH
Địa chỉ: số 24, tổ 17, phuờng Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04 3764 3415    Hotline: 0904 664 458

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Du học Nhật Bản và những điều cần biết


     Sau đây du học nghĩa lĩnh sẽ nêu lên một số vấn đề cần lưu ý mà hầu hết các bạn du học sinh sẽ gặp phải trong thời gian đầu tới Nhật. 
       - Thẻ ngoại kiều là loại thẻ nhựa được cấp ngay tại một số sân bay quốc tế tại Nhật Bản. Thẻ được làm bằng chất liệu polyme trong đó có ghi các thông tin cơ bản của các bạn như là họ tên , ngày tháng năm sinh , quốc tịch , tư cách lưu trú ( du học sinh, lao động ...)  Thẻ ngoại kiều là giấy tờ chứng minh cho việc lưu trú hợp pháp cho các bạn trong thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản và được dùng thay thế tương tự như chứng minh thư ở Việt Nam , ngoài ra khi đăng ký các loại giấy tờ thì việc xuất trình thẻ ngoại kiều là cần thiết . Chính vì vậy các bạn phải giữ gìn hết sức cẩn thận và  luôn mang theo bên mình để tránh trường hợp đi lạc đường hoặc bị cảnh sát bất ngờ kiểm tra giấy tờ tùy thân . Lưu ý các bạn không cho người khác mượn hoặc copy dưới bất kỳ hình thức nào  vì gần đây có một số trường hợp mượn hộ chiếu hoặc thẻ ngoại kiều của người khác để đi đăng ký điện thoại , sổ, thẻ ngân hàng hoặc lừa đảo trên mạng xã hội. Những việc này hết sức nghiêm trọng và có liên quan đến pháp luật nên các bạn hết sức lưu ý để tránh gặp những gặp phải những rắc rối không đáng có.
      - Thẻ bảo hiểm : thẻ bảo hiểm là loại thẻ chất liệu giấy.  Sau khi sang Nhật các bạn sẽ phải đi đăng ký địa chỉ và làm thủ tục tại cơ quan hành chính quận gần nơi cư trú , sau đó các bạn sẽ được phát thẻ bảo hiểm dân cư . Thẻ này có tác dụng để khám chữa bệnh và mua thuốc tại tất cả các bệnh viện tại Nhật Bản. Một số phòng khám tư nhân lớn cũng áp dụng và có thể sử dụng thẻ bảo hiểm này. Sử dụng thẻ bảo hiểm này các bạn sẽ được giảm trừ trực tiếp 50%-70% tổng số tiền khám chữa bệnh và tiền thuốc.
      - Thẻ và sổ ngân hàng : Thông thường tất cả các bạn sau khi hoàn tất giấy tờ cần thiết tại Nhật Bản, các bạn sẽ phải đi mở ít nhất một tài khoản ngân hàng tại Nhật Bản để có thể sử dụng để nhận tiền sinh hoạt phí hàng tháng gia đình gửi từ Việt Nam và  nhận tiền lương làm thêm ( nếu có ). Thông thường các bạn thường sử dụng thẻ ngân hàng bưu điện vì ngân hàng này rất tiền dụng , có hệ thống tại hầu hết các tỉnh thành, địa phương tại Nhật và mạng lưới cây ATM rất lớn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các bạn . Hơn thế nữa , ngân hàng bưu điện còn miễn phí chuyển khoản trong cùng hệ thống. Chính vì vậy ngân hàng này được hầu hết người Nhật và các bạn học sinh tin dùng và sử dụng. Ngoài ngân hàng này thì tại Nhật Bản còn có rất nhiều ngân hàng lớn , nổi tiếng trên trên khắp nước Nhật và trên cả thể giới như ngân hàng Sumitomo, Mishubishi , Mizuho ......và một số ngân hàng địa phương lớn như ngân hàng chyugoku , hoku rikku ... Các bạn cũng có thể hoàn toàn tin tưởng và sử dụng. Ngoài ra còn một việc hết sức quan trọng đối với các bạn là việc sử dụng sổ ngân hàng là giấy tờ cần thiết trong việc chứng minh tài chính cho các bạn có đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống , học tập hoặc làm việc tại Nhật Bản để xin viza tiếp theo cho các bạn . Tất cả thông tin chi tiết về các khoản tiền nhận được và gửi đi của các bạn đều được ghi chép lại trong sổ ngân hàng .
    -  Cuộc sống sinh hoạt và việc làm thêm :  Khi mới bước chân tới Nhật hầu hết các bạn đều bỡ ngỡ trước cuộc sống hiện đại và môi trường trong sạch tới bất ngờ tại Nhật Bản nhưng cũng có rất nhiều điều cần thiết các bạn phải lưu ý và học hỏi .
    +  Ký túc xá , nhà thuê :  Trong ký túc xá của trường hoặc nhà ở mà các bạn thuê bên ngoài hầu hết đều được trang bị cơ bản bao gồm bếp( ga , điện ) , tủ lạnh , lò vi sóng và nước nóng. Tùy từng ký túc xá hoặc nhà thuê cũng hầu hết có trang bị điều hòa. Khi tới ký túc các bạn cần hết sức chú ý khóa, van an toàn , cầu dao điện để đề phòng tình huống khẩn cấp. Ngoài ra các bạn còn chú ý việc thanh toán hóa đơn điện nước. Các hóa đơn tiền điện nước ga sẽ được gửi thông báo vào ngày cố định hàng tháng , Sau khoảng 1 tuần tới 10 ngày sẽ có hóa đơn chính thức. Thông báo hóa đơn không thể dùng để thanh toán hóa đơn tại combini hay các cửa hàng tiện lợi nhưng các bạn có thể cầm hóa đơn tới thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi hoặc combini. Trong hóa đơn đã có mã Cos các bạn chỉ cần đưa hóa đơn thanh toán cho nhân viên combini và trả tiền . Các hóa đơn sau 2 tháng không được thanh toán sẽ tiến hành khóa , cắt sử dụng nên các bạn phải hết sức lưu ý .
     + Về việc đi lại : chủ yếu các bạn du học sinh đều tới các thành phố và trung tâm lớn nên việc đi lại chủ yếu bằng tàu điện. Việc làm vé tháng sẽ giúp các bạn đi lại thuận tiện nhanh chóng và đỡ tốn kém hơn. Một số trường được giảm phí đi lại nên trước khi làm vé tháng các bạn nên hỏi kỹ giáo viên của trường để tránh lãng phí không đáng có . Nếu các bạn làm vé tháng thường thì có thể thao tác trực tiếp trên cây bán vé tự động tại nhà ga hoặc nhờ sự hỗ trợ của nhân viên nhà ga . Đối với các trường tiếng hoặc semmon có hỗ trợ miễn giảm tiền tàu các bạn phải tự khai trên một thẻ giấy nhỏ yêu cầu các thông tin chi tiết về tên , tuổi , địa chỉ hiện tại , ga đi( ga gần nhất hoặc thuận tiện nhất từ nơi bạn sống )  và ga tới ( ga thuận tiện gần trường nơi bạn học nhất ) . Kèm theo đó các bạn phải chuẩn bị sẵn thẻ học sinh và giấy tờ đăng ký địa chỉ như là thẻ ngoại kiều hoặc thẻ bảo hiểm để xuất trình khi nhân viên nhà ga yêu cầu. Một số ít các bạn cũng sử dụng xe đạp để  tiện cho việc đi học cũng như đi làm thêm để tiết kiệm chi phí nếu nơi ở , trường học và nơi làm thêm gần và có thể đi lại bằng xe đạp. Việc đi xe đạp ở Nhật cũng phải tuân thủ những quy định hết sức rõ ràng và chi tiết mà các bạn phải biết như là đi xe trên phần đường bên trái , có thể đi trên vỉa hè nơi có vỉa hè rộng. Việc đỗ xe chỉ được đỗ ở những nơi quy định , các bạn không nên để xe ở vỉa hè hay những nơi không được phép sẽ có thể bị phạt tiền hoặc những người làm trật tự sẽ đưa xe của bạn về bãi giữ xe tập trung và bị xử phạt.
     - Hầu hết các bạn du học sinh sang Nhật đều muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp vừa để nâng cao khả năng ngôn ngữ và một phần trang trải cuộc sống giúp đỡ một phần gánh nặng sinh hoạt phí của phụ huynh hàng tháng. Nhưng luật pháp Nhật bản cũng có một số quy định về việc làm thêm đối với  các bạn du học sinh được phép làm tối đa 28h/ Tuần và không quá 120h/ tháng . Các kỳ nghỉ dài các bạn có thể làm gấp đôi thời gian quy định. Ngoại trừ vùng kyushyu mới đây đã được nâng thời gian làm thêm lên 36h/ tuần.  Việc làm thêm không được làm ở những công ty , công việc hoặc khu vực không đảm bảo an toàn lao động hoặc không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Đặc biệt lưu ý các bạn nữ lưu ý khi làm việc tại các nhà hàng, quán bar thì đối với công việc phổ thông như làm bếp hoặc bưng bê trong nhà hàng thì hoàn toàn hợp pháp nhưng việc ngồi uống cùng khách và rót rượu tại một số quán là công việc bị cấm nên các bạn cũng hết sức lưu ý khi làm những công việc này. Những bạn làm việc tại những khu vực nhạy cảm, vũ trường hết sức bị chú ý nên các bạn cũng nên chủ động tránh và không nên làm việc tại những khu vực này.




   

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Cách sử dụng tính từ trong tiếng nhật

Hẳn các bạn đã biết đến cách danh từ hoá động từ và tính bằng cách thêm [] hoặc là [こと] rồi đúng không? Hôm nay Du học nhật bản Nghĩa Lĩnh sẽ hướng dẫn các bạn thêm một số cách danh từ hoá tính từ bằng cách trực tiếp biến đổi tính từ trong tiếng nhật nhé.

Như chúng ta đã biết, trong tiếng nhật có hai loại tính từ là tính từ đuôi i và tính từ đuôi na. Cách sử dụng tính từ trong tiếng nhật tưởng chừng rất đơn giản nhưng chúng ta lại thường không biết hết các cách sử dụng của chúng, mà trong phần sơ cấp chúng ta chỉ học những cách sử dụng cơ bản của tính từ. Vậy hôm nay các bạn hãy cùng Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh cùng tìm hiểu xem cách chia và biến đổi của tính từ trong tiếng nhật như thế nào nhé.
 
Tính từ trong tiếng nhật
Cách sử dụng và chia tính từ trong tiếng nhật
1. Thêm hậu tố 「さ」vào sau tính từ để biến chúng thành các danh từ chỉ mức độ hay kích thước.

Cách đổi: Tính từ đuôi i ( )/ Tính từ  đuôi na () + 

*  Hậu tố có thể thêm vào hầu hết các tính từ để biến chúng thành danh từ.

Ví dụ:

大き (to, lớn)  大き (kích thước, độ lớn)
 (cao)   (độ cao, chiều cao)
うれし (vui)  うれし (niềm vui, độ vui)
さびし (buồn, cô đơn)  さびし (nỗi buồn, độ cô đơn)
まじめ (nghiêm chỉnh, nghiêm túc, chăm chỉ) →まじめ (độ nghiêm chỉnh, độ chăm chỉ)
大切 (quan trọng)  大切 (tầm quan trọng)
いい・よ (tốt, đẹp)   (sự tốt, độ tốt)

Chúng ta cùng đi vào các câu ví dụ cơ bản sau nào:
① 大きさは違うが、君(きみ)と同じかばんをもっているよ。

→ Tôi có một cái túi giống của cậu nhưng kích thước khác nhau.

② 子どもに命(いのち)の大切さ(たいせつさ)を教えなければならない。

→ Phải dạy cho trẻ con biết tầm quan trọng của sinh mạng.

③ 昔(むかし)の人は、今の世界(せかい)の便利さ(べんりさ)を知りません。

→ Những người thời xưa không biết được độ tiện lợi của thế giới ngày nay.

④ この街(まち)は、冬の寒さがきびしいです。とても寒いんですよ。

→ Ở thị trấn này cái lạnh mùa động rất khắc nghiệt.  Trời rất là lạnh.

Xem thêm: Cách học tốt Kanji trong tiếng nhật tại đây

2. Thêm hậu tố 「め」vào sau tính từ -i  để tạo thành danh từ nhấn mạnh mức độ hơn khi so sánh với một cái khác.

Cách đổi: Tính từ đuôi i ( ) + 

*  Hậu tố 「め」thường thêm vào các tính từ chỉ kích thước hay mức độ.

Ví dụ:

多い (nhiều)  多め (cái nhiều, phần nhiều)
少ない (ít)  少なめ(cái ít, phần ít)
大きい (to lớn)  大きめ(cái to, phần to)
小さい→小さめ
甘い (ngọt)  甘め (cái ngọt, phần ngọt)

Chúng ta cùng đi vào các câu ví dụ cơ bản sau nào:
① ご飯を少(すく)なめに食べます。

→ Tôi ăn cơm phần ít.

② ネギを長めに切ってください。

→ Hãy cắt hành thành những phần dài.

③ 持()ち運(はこ)びが大変なので(ちい)さめのを買っておきました.

→ Vì mang vác vất vả nên tôi đã chọn mua cái nhỏ hơn.

Xem thêm: Cách sử dụng trợ từ trong tiếng nhật tại đây

3. Thêm hậu tố vào sau tính từ để tạo thành danh từ chỉ tính chất hay tình trạng.

Cách đổi: Tính từ -i ( )/ Tính từ -na () + 

* Hậu tố chỉ có thể thêm vào một số tính từ nhất định.

Ví dụ;

(かな)しい (buồn)  (かな)しみ (nỗi buồn)
楽しい (vui)  楽しみ (niềm vui)
(よわ) (yếu)  弱み (sự yếu, điểm yếu)
(つよ) (mạnh)  強み (sự mạnh, điểm mạnh, sở trường)
苦’くる)しい (đau khổ)  苦しみ (nỗi đau, niềm đau)
(あま) (ngọt)  甘み (sự ngọt, vị ngọt)
真剣(しんけん)な (nghiêm trọng)  真剣み (sự nghiêm trọng, tính nghiêm trọng)
(大きみ、うれしみ、まじめみ、暑み

* Chú ý nhé: Nhiều tính từ có thể được danh từ hóa bằng cách thêm cả hậu tố「さ」 và hậu tố 「み」 nhưng về ý nghĩa có chút khác nhau. Danh từ được tạo thành với hậu tố 「さ」 nhấn mạnh mức độ còn danh từ được tạo thành với hậu tố 「み」nhấn mạnh tính chất, tình trạng.

Ví dụ:

強さ (độ mạnh, sức mạnh ) vs 強み (điểm mạnh, sở trường)
弱さ (độ yếu) vs 弱み (điểm yếu, sở đoản)
厚さ (độ dày) vs 厚み (sự dày)
甘さ (độ ngọt) vs 甘み (vị ngọt (cả nghĩa đen và nghĩa bóng)

Chúng ta cùng đi vào các câu ví dụ cơ bản sau nào:
① 戦争(せんそう)が終わった今でも、この国の苦(くる)しみはまだ続(つづ)いている。

→ Hiện tại chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau của đất nước này vẫn đang tiếp diễn.

② 田中さんの強みは2ヵ国語(こくご)が話せるということです。

→ Điểm mạnh của Tanaka là có thể nói được 2 ngôn ngữ.

③ このスープの野菜(やさい)の甘みを感じていた。

→ Tôi đã cảm nhận được vị ngọt từ rau của món súp này.

Du học nghĩa lĩnh hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ hiểu được cách sử dụngtính từ trong tiếng nhật một cách chính xác và chuẩn nhất. Học tiếng nhật không khó nhưng quan trọng với chúng ta là phải áp dụng được vào trong cuộc sống hằng ngày đúng không nào. Hãy băt đầu từ những cái cơ bản nhất và hãy luôn giữ trong mình niềm yêu thích với tiếng nhật nhé.
 Xem thêm: Kanji N5 trọn bộ tại đây

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Lớp học tiếng nhật miễn phí tại nhật - ボランティア日本語教室

Các bạn có biết đến lớp học tiếng Nhật miễn phí ボランティア日本語教室 trên toàn lãnh thổ Nhật Bản không?

Ngoài các lớp dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài vào ban đêm ở các shiyakusho các bạn có thể tìm thấy các lớp học vào ngày chủ nhật ở link dưới đây cho mỗi khu vực mình sống trên toàn Nhật Bản.
Một lớp học miễn phí tiếng Nhật tại Nhật
Đây là lớp học dành cho các bạn người nước ngoài sinh sống tại Nhật có mong muốn được trau dồi thêm tiếng Nhật. Các lớp tiếng Nhật tình nguyện giúp người nước ngoài học tiếng Nhật miễn phí hoặc chi phí không đáng kể (vài trăm đến 1000 yên/tháng nhằm hỗ trợ phí đi lại cho giáo viên).

Giáo viên là những người Nhật giàu nhiệt huyết, thích trao đổi văn hóa và hoạt động xã hội nên đã tình nguyện viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho các bạn không vì mục đích kinh tế.
Trước đây add sống ở shiojiri shi nagano ken. Cũng đã theo học một lớp học tiếng nhật tình nguyện ボランティア日本語教室 trong suốt thời gian ở Nhật, trong quá trình học tại lớp học miễn phí này các bạn có cơ hội được học tiếng nhật, giao lưu kết bạn với các bạn bè nước khác trên toàn thế giới. Ngoài ra các bạn cũng có cơ hội tham gia các buổi họt động ngoại khoá tham quan du lịch cùng trung tâm nữa nhé. Thật thú vị phải không nào?
Hãy tham gia ngay thôi nào các bạn.

CÁC BẠN KÍCH VÀO LINK DƯỚI ĐÂY và tìm theo TỈNH MÌNH ĐANG SỐNG NHÉ.
http://u-biq.org/volunteermap.html

Nếu bạn nào không thấy khu vực mình có có thể inbox trực tiếp về page nhé.
Ở Shiyakusho nào cũng có lớp tiếng Nhật cho người nc ngoài. các bạn muốn học có thể đến QUẦY INFOMATION của SHIYAKUSHO để hỏi trực tiếp.

Chúc các bạn học tiếng Nhật vui vẻ.

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật chuẩn và chính xác nhất

Chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật chuẩn và chính xác nhất. Hôm nay Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh sẽ giới thiệu với các bạn hãy ghép thên tên đệm và họ của mình vào theo danh sách bên dưới nhé. Những ai không có tên hay thiếu tên trong danh sách này hãy ghi lại tên của mình trong khung coment để add viết hướng dẫn bổ sung nhé.

Du học Nghĩa Lĩnh - Tên Bạn là gì?



A

An / Ân    アン (an)
Anh  / Ảnh / Ánh  アイン (ain)
Âu アーウ (a-u)

C

Can / Căn / Cán  cấn  カン (kan)
Cảnh/ Cánh/ Canh カイン (kain)
Cao    カオ (kao)
Cẩm/ cam / cầm  カム (kamu)
Cát カット (katto)
Công    コン (kon)
Cúc    クック (kukku)
Cương  / Cường   クオン (kuon)
Châu チャウ (chau)
Chu    ヅ (du)
Chung チュン(chun)
Chi /  Tri   チー (chi-)
Chiến : チェン (chixen)

G

Gấm    グアム (guamu)
Giang    ヅアン (duan)/ジアーン (jia-n)
Gia ジャ(ja)

H

Hà/ Hạ    ハ (ha)
Hàn / Hân/ Hán ハン (han)
Hai/ Hải    ハイ (hai)
Hạnh    ハン (han) / ハイン (hain)
Hậu ホウ (hou)
Hào/ Hạo / Hảo ハオ (hao)
Hiền / Hiển    ヒエン (hien)
Hiếu ヒエウ(hieu)
Hiệp    ヒエップ (hieppu)
Hoa / Hoà / Hoá / Hỏa / Họa    ホア (hoa)
Học ホック (hokku)
Hoài    ホアイ (hoai)
Hoan / Hoàn / Hoàng    ホアン / ホーアン (hoan)
Hồ    ホ (ho)
Hồng    ホン (hon)
Hợp ホップ (hoppu)
Hữu フュ (fu)
Huệ/ Huê / Huế フエ(fue)
Huy フィ (fi)
Hùng / Hưng    フン/ホウン (fun/ Houn)
Huyên / Huyền    フェン/ホウエン (fen (houen)
Huỳnh    フイン (fin)
Hương/ Hường    ホウオン (houon)

K – KH

Kiêm / Kiểm    キエム (kiemu)
Kiệt キエット (kietto)
Kiều キイエウ (kieu)
Kim    キム (kimu)
Kỳ / Kỷ / Kỵ    キ (ki)
Khai / Khải    カーイ / クアイ (ka-i / kuai)
Khanh / Khánh   カイン / ハイン (kain / hain)
Khang クーアン (ku-an)
Khổng    コン (kon)
Khôi コイ / コーイ / コイー (koi)
Khương クゥン (kuxon)
Khuê クエ (kue)
Khoa クォア (kuxoa)
L
Lan    ラン (ran)
Lành / Lãnh ライン(rain)
Lai / Lai / Lài :ライ (rai)
Lâm/ Lam    ラム (ramu)
Lê / Lễ / Lệ    レ (re)
Linh/ Lĩnh    リン (rin)
Liễu リエウ (rieu)
Liên リエン (rien)
Loan    ロアン (roan)
Long    ロン (ron)
Lộc ロック (roku)
Lụa / Lúa    ルア (rua)
Luân / Luận ルアン (ruan)
Lương / Lượng    ルオン (ruon)
Lưu / Lựu    リュ (ryu)
Luyến/ Luyện ルーェン(ru-xen)
Lục ルック(rukku)
Ly / Lý    リ (ri)

N – NH

Nam – ナム(namu)
Nga / Ngà    ガー/グア (ga/ gua)
Ngân / Ngần   ガン (gan)
Nghi ギー(gi-)
Nghĩa    ギエ (gie)
Nghiêm    ギエム (giemu)
Ngọc    ゴック (gokku)
Ngô    ゴー (go)
Nguyễn / Nguyên    グエン (guen)
Nguyệt    グエット (guetto)
Nhã ニャ (nya)
Nhân / Nhẫn / Nhàn   ニャン (niyan)
Nhật / Nhất ニャット (niyatto)
Nhi / Nhỉ   ニー (ni-)
Nhung    ヌウン (nuun)
Như / Nhu   ヌー (nu-)
Nông ノオン (noon)
Nữ ヌ (nu)

S

Sam / Sâm    サム samu
Sơn    ソン (son)
Song ソーン (so-n)
Sinh シン (shin)

Tr

Trà チャ/ ツア (cha/ tsua)
Trang / Tráng   チャン/ ツアン (chan/ tsuan)
Trân / Trần  チャン/ ツアン (chan/ tsuan)
Trâm (チャム(chamu)
Trí/ Chi/ Tri   チー (chi-)
Triển : チエン (chien)
Triết  チエット (chietto)
Trọng チョン (chon)
Triệu    チエウ (chieu)
Trinh/ Trịnh/ Trình    チン (chin)
Trung    ツーン (tsu-n)
Trúc ツック tsukku
Trương / Trường    チュオン (chuon)

V

Văn/ Vận/ Vân     ヴァン (van)
Vĩnh/ Vinh    ヴィン(vinn)
Vi/ Vĩ ヴィ (vi)
Võ    ヴォ(vo)
Vũ    ヴー (vu-)
Vui   ヴーイ (vui)
Vương/ Vượng/ Vường    ヴオン (vuon)

B

Ba / Bá    バ (ba)
Bạch  / Bách  バック (bakku)
Bành    バン (ban)
Bao / Bảo    バオ (bao)
Ban / Băng / Bằng   バン (ban)
Bế    ベ (be)
Bích    ビック (bikku)
Bình    ビン (bin)
Bông    ボン (bon)
Bùi    ブイ (bui)

D – Đ

Danh / Dân   ヅアン (duan)
Đức    ドゥック (dwukku)
Diễm    ジエム (jiemu)
Diễn / Dien ジエン (jien)
Điểm / Điềm  ディエム (diemu)
Diệu    ジエウ (jieu)
Doãn    ゾアン (doan)
Duẩn    ヅアン (duan)
Dung  / Dũng  ズン (zun)
Duy ヅウィ (duui)
Duyên / Duyền   ヅエン (Duen)
Duyệt ヅエット (duetto)
Dương    ヅオン (duon)
Đại    ダイ (dai)
Đàm / Đảm / Đam    ダム (damu)
Đan/ Đàn/ Đán / Đản ダン (dan)
Đào    ダオ (dao)
Đậu ダオウ (daou)
Đạt    ダット (datto)
Đang/ Đăng/ Đặng /Đằng   ダン (dan)
Đinh/ Đình/ Định    ディン (dhin)
Đoan / Đoàn   ドアン (doan)
Đỗ    ドー (do-)
M
Mạc / Mác   マク (makku)
Mai    マイ (mai)
Mạnh    マイン (main)
Mẫn マン (man)
Minh    ミン (min)
My / Mỹ  ミ / ミー (mi)

O

Oanh    オアン (oan)

P

Phạm ファム (famu)
Phan / Phạn ファン (fan)
Phát ファット (fatto)
Phi / Phí フィ (fi)
Phú    フー (fu)
Phúc    フック (fukku)
Phùng    フン (fun)
Phương    フオン (fuon)
Phước フォック(fokku)
Phong / Phòng / Phóng フォン (fon)

Q

Quân / Quang  / Quảng  クアン (kuan)
Quách クァック(kuxakkau)
Quế  クエ (kue)
Quốc    コック/ コク (kokku / koku)
Quý / Quy / Quỳ    クイ (kui)
Quỳnh クーイン/クイン (kuin)
Quyên/ Quyền クェン (kuxen)
Quyết  クエット (kuetto)

T

Tài / Tại    タイ (tai)
Tân / Tấn : タン (tan)
Tâm : タム (tamu)
Tiếp / Tiệp : ティエップ (thieppu)
Tiến / Tiên/ Tiển ティエン (thien)
Tỷ/ tỉ / ti  ティ (thi)
Tin/ Tín ティン(thin)
Tiêu/ Tiều/ Tiếu/ Tiếu ティエウ (thieu)
Tống    トン (ton)
Toan / Toàn / Toán / Toản : トゥアン (twuan)
Tú    ツー/ トゥ (Toxu)
Tuân / Tuấn    トゥアン(twuan)
Tuệ    トゥエ(twue)
Tuyên/ Tuyền    トゥエン(twuen)
Tùng    トゥン (twunn)
Tuyết    トゥエット (twuetto)
Tường/ Tưởng トゥオン (toxuon)
TH
Thái    タイ (tai)
Thân タン (tan)
Thanh/ Thành / Thạnh  タイン/  タン (tain/ tan)
Thạch タック(takku)
Thăng / Thắng タン (tan)
Thắm/Thẩm : タム (tamu)
Thao/ Thạo/ Thạo/ Thảo    タオ (tao)
Thoa : トーア/トア to-a / (toa)
Thoan/ Thoản トアン (toan)
Thoại トアイ (toai)
Thị / Thi/ Thy   ティ/ティー (thi/ thi-)
Thinh / Thịnh ティン(thin)
Thiệp ティエップ (thieppu)
Thiên/ Thiện ティエン (thien)
Thích    ティック (thikku)
Thọ/ thơ/ tho    トー (to-)
Thông/ Thống    トーン (to-n)
Thu/ Thụ    トゥー (tou-)
Thục トウック (toukku)
Thuận/ Tuân トゥアン (toxuan)
Thuy/ Thùy/ Thuý/ Thụy    トゥイ (toui)
Thuỷ    トゥイ (toui)
Thư    トゥー (tou-)
Thương / Thường   トゥオン (toxuon)

U

Uông    ウオン (uon)
Ứng/ Ưng    ウン (un)
Uyên/ Uyển : ウエン (uen)

X

Xuân/Xoan   スアン (suan)
Xuyến/ Xuyên : スエン (suen)

Y

Y/ Ỷ/ Ý  イー(i-)
Yên/ Yến   イェン (ixen)
Còn thiếu tên ai không nhỉ? Comment bên dưới nha !
Xem thêm: Thông báo tuyển sinh du học Nhật Bản.
Xem thêm: Học bổng du học Nhật Bản lên tới 100 triệu đồng.
Xem thêm: Bảng chi phí du học Nhật bản năm 2017.

Trung tâm Du học Nghĩa Lĩnh.
Tell: 04 3764 3415 – 0904 664 458
Website: www.duhocnghialinh.com
Facebook: Du Học Nghĩa Lĩnh

Địa chỉ: Số 24 – Tổ 17- Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội