Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Trang bị tốt để tránh sock văn hóa khi du học.

        Mỗi quốc gia trên thế giới có một nền văn hóa và lối sinh hoạt khác nhau. Chính điều này tạo nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho chúng ta mỗi khi thay đổi môi trường sống mà người ta thường gọi là “shock” văn hóa. Để tránh gặp phải tình trạng này chúng ta cần tìm hiểu kĩ nét khác biệt về lối sống và phong cách làm việc của đất nước chúng ta sắp tới, mà cụ thể trong bài viết này là Nhật Bản.

Các quy tắc, lễ nghi của người Nhật
         Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với các quy tắc, lễ nghi. Tuân thủ các quy tắc trong sinh hoạt chính là cách tốt nhất để cuộc sống của bạn trở nên khoa học và dễ dàng hơn.
Lần đầu gặp mặt chào hỏi nhau
      Người Nhật rất ít khi mời bạn đến nhà chơi hoặc đến thăm nhà bạn, chỉ nói chuyện xã giao mà không thân mật.Đừng cho rằng người Nhật lạnh lùng. Chỉ là phong cách khi giao tiếp của người Nhật là như vậy. Thực ra người Nhật cực kì tốt bụng và luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn cần.
       Cuộc sống ở Nhật cũng khá tiện nghi: nước máy uống được ngay, môi trường sống rất sạch, đẹp, an toàn, tiện nghi. Người Nhật rất lịch sự, thanh lịch và không bao giờ làm phiền bạnÝ thức người dân cao, dân trí cũng rất cao. Chất lượng hàng hóa và thị trường hàng hóa tuyệt vời.

Để có được sự phục vụ tốt nhất bạn nên xếp hàng.
       Ở Nhật Bản không có cảnh la lối, tranh giành. Mọi người đều bình tĩnh, trật tự, trước và sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt lên xe buýt hay tàu cao tốc, kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng, sau động đất lương thực thực phẩm trở nên khan hiếm, thế nhưng không hề có tình trạng đẩy giá bán hay đầu cơ, găm hàng để trục lợi, các nạn nhân đều có thể tìm thấy sự giúp đỡ từ cộng đồng xung quanh mình.
Người Nhật xếp hàng khi nhận lương thực tại cửa hàng 
       Người Nhật đứng xếp hàng theo một cách mà không một nơi nào trên trái đất này có thể sánh được. Họ làm cho việc xếp hàng trở nên dễ chịu với tâm niệm rằng có một điều gì đó rất đáng để chờ đợi ở phía trước mà thực tế thì có khi không phải luôn luôn như họ nghĩ. Trong quan niệm của người Nhật thì một sự kiện mà không phải xếp hàng để xem thì rất đáng ngờ. Không xếp hàng có nghĩa là có điều gì đó không tốt, không có đám đông có nghĩa là giá trị thấp.
Đối với một vài người Nhật khác thì xếp hàng là một cơ hội để họ gần gũi người thân và nói những câu chuyện không bao dứt. Họ biến việc xếp hàng thành một kỷ niệm đáng nhớ. Anh Nakajima phát biểu "Bạn đến đây với gia đình và bạn bè. Bạn đứng với họ trong một khoảng thời gian dài. Và sau đó bạn sẽ nói hãy nhớ về ngày hôm nay chúng ta đã cùng nhau đợi chờ ở hội chợ dưới cái năng của mùa hè".
Qua những hình ảnh trên mong mọi người có cái nhìn thật đúng đắn về chuyện xếp hàng và nâng cao nhận thức về hành vi, trách nhiệm của bản thân.

“Đem rác về nhà? Bình thường thôi mà!”
      Trên đường phố Nhật Bản, bạn hiếm khi thấy những thùng rác công cộng. Tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu đi tìm một cửa hàng tiện lợi hay một trạm tàu điện nào đó để có thể tìm thấy những thùng rác. Điều gì đã tạo nên điểm đặc biệt này trên các đường phố Nhật Bản? Đó chính là vì văn hoá “Đem rác về nhà” của người Nhật.

    Đi trên đường phố, bạn rất dễ gặp cảnh một người tự động bỏ rác vào chính túi xách của mình. Họ sẽ đi tìm một thùng rác ở cửa hàng tiện lợi hoặc trạm tàu điện, nếu không tìm ra, họ nhất định mang nó về đến tận nhà rồi mới vứt đi. “Đối xử” với rác là một trong những bài học đầu tiên khi bạn đến sống tại Nhật Bản. Có thể bạn cảm thấy rất bất tiện khi mỗi ngày về đến nhà sẽ phải lôi từ túi xách ra “đủ chủng loại rác”. Thế nhưng, khi thấy ai xung quanh mình cũng đang làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy điều đó thật bình thường và nó chỉ làm cuộc sống tốt đẹp hơn mà thôi.

Cổ động viên Nhật Bản nhặt sạch rác sau trận đấu ở World Cup 2014
          Ý thức bảo vệ môi trường công cộng của người Nhật được thể hiện ở bất kì nơi đâu, ở bất kì sự kiện nào.
       Dịp World Cup 2014 trên đất Brazil vừa rồi, người Nhật đã cho cả thế giới thấy và khâm phục một nền “Văn hóa Nhật” được thực hiện đồng nhất từ người trưởng thành đến những em bé.
Người Nhật thu gom rác trước khi về
      Họ ghi dấu ấn với bạn bè quốc tế bằng chính tinh thần “đem rác về nhà”. Mọi người hẳn vẫn không quên những khoảnh khắc cổ động viên Nhật nán lại sân và thu dọn rác trên các khán đài sau khi trận đấu kết thúc. Những hình ảnh đẹp đó đã được lan truyền mạnh mẽ trên các kênh truyền thông và nhận về một sự thán phục tuyệt đối. Đó là cả một nền giáo dục từ nguồn rễ để ý thức ăn sâu tự trong mỗi người dân Nhật Bản. Không vì những lời tán dương, không vì sự ngưỡng mộ, họ vẫn sống một cuộc sống bình dị với ý thức quyết tâm “đem rác về nhà” hàng ngày.
Văn hóa uống rượu    
Văn hoá uống rượu của người Nhật
Uống rượu là cách thể hiện văn hoá và sự tôn trọng của bạn dành cho người khác. Ví dụ, bạn không được phép tự rót rượu cho mình, làm thế là bất lịch sự. Những "bạn nhậu" khác sẽ chịu trách nhiệm "chăm sóc" cho bạn. Phép lịch sự của họ là phải không ngừng giữ cho cốc của khách được đầy rượu bất kể bạn có chân thật nói rằng: "Cám ơn, tôi uống đủ rồi". Nhiều người khách nước ngoài vì giữ phép lịch sự nên lại cố gắng uống nốt cốc vừa được rót, hết cốc này tới cốc khác, họ liền say tuý luý. Nhiều khách nước ngoài, đặc biệt là nam giới đã chia sẻ về "tai nạn nhỏ" này.

Đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản
       Tàu điện ở Nhật “cứng nhắc” y như người Nhật về cách bảo đảm giờ giấc luôn chính xác. Tàu chỉ bị trậm trễ hoặc đình trệ trong trường hợp bất thường xảy ra, và trong các trường hợp đó, nhân viên nhà ga sẽ luôn phát thanh xin lỗi hành khách. Nếu lần đầu đến Nhật và lên thử tàu điện ở Nhật, chắc hẳn bạn sẽ thấy hài lòng với phương tiện đi lại thuận tiện này.
Khi lên tàu điện ở Nhật, mọi người đều xếp thành hai hàng và không được phép chen ngang. Khi tàu điện đến, những người lên tàu đứng nép vào hai bên nhường cho người xuống tàu xuống hết mới lên tàu. Đó được coi là văn hóa khi đi tàu điện của người Nhật.
       Tàu điện vào giờ cao điểm rất đông, đông đến nỗi giống như một cái hộp nhồi nhét đầy người. Đứng ở trong đó, bạn có thể bị chen lấn đến không thở nổi, nhưng đó dường như là chuyện bình thường ở Nhật, không ai tức giận hay có thái độ khó chịu cả.
Du học Nghĩa Lĩnh
Văn hoá xếp hàng khi đi tàu điện 
      Ở các thành phố lớn của Nhật như Tokyo, một hình ảnh thường thấy là những đám đông ở bến xe, siêu thị, ga tàu, bạn sẽ phải quen với việc mình bị lèn chặt trong những đám đông đó. Những đoàn người đông đúc đổ vào thang máy, tòa nhà, tàu điện... cùng một lúc và đụng phải nhau là điều rất thường gặp. Ở các ga tàu điện của Nhật, thường có một đội quân hùng hậu đứng sát cửa tàu vào giờ cao điểm, không phải vì họ chờ lên tàu mà nhiệm vụ của họ là "lèn chặt" những người đứng trong khoang để đảm bảo không còn diện tích trống. Ban đầu nhiều người cảm thấy sốc khi có những cụ già bé nhỏ đứng chật không cựa nổi vai, nhưng đó là điều bạn sẽ phải quen khi tới Tokyo.
     Hãy tìm hiểu thật kĩ về văn hóa Nhật Bản và tập làm quen với tác phong làm việc nghiêm túc và kỉ luật của Người Nhât để tránh sock văn hóa nhé.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Cách Sử Dụng Trợ Từ ( じょし)Trong Tiếng Nhật

Chào các bạn.!
Điều khó sử dụng nhất sao cho đúng, chính xác không bị nhầm lẫn trong khi sử dụng tiếng Nhật chính là "Trợ từ". Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm được về cách sử dụng "Trợ từ" trong tiếng Nhật nhé.
tro tu tieng nhat
Trợ Từ Trong Tiếng Nhật 
1. Trợ từ đầu tiên là: は
* Dùng để  Nhấn Mạnh Vế Sau, Giải thích cho chủ đề được nói đến.
これはきょうかしょです (Đây là sách giáo khoa)     
*    Dùng để biểu thị sự Tương Phản 
 をー>は  、 ガー>は     
ワインは のみますが、ビールは のみません。
Tôi uống rượu Nhưng không uống bia.
あたまは いたいですがおなかは いたくないです。
Đầu thì đau Nhưng bụng thì không đau.

にー>には 、でー>では 、からー>からは 、までー>までは 、とー>とは
東京には いきましたが、ならいには まだいきません。
Tôi đến Tokyo rồi Nhưng chưa đến Narai
かいしゃでは にほんごをはなしますが、うちでは はなしません。
Ở công ty thì nói tiếng nhật Nhưng ở nhà thì không
9じからは だめですが、6じからは だいじょうぶです。
Từ 9 giờ thì không đượcNhưng từ 6h thì không sao cả.
11じまでは だいじょうぶですが、12じまでは だめです。
Đến 11h thì không sao Nhưng mà tới 12 giờ thì không tiện.
ちちとは よくはなしますが、ははと はあまりはなしません。
Tôi hay nói chuyện với bố Nhưng mà với mẹ thì không hay nói.

2. Trợ Từ : が
*Nhấn mạnh Chủ Ngữ, Chủ thể của hành động .
- Xác định chủ thể của hành động .  
アんさんが きませんでした  Anh An đã không đến.
- Hỏi chủ thể của hành động  
だれが はなしますか        Ai nói thế ?
- Trả lời cho câu hỏi 
アンさんが はなします     Anh An nói.
- Cung cấp thông tin mới  
あぁ、バスが きました! A! Xe Bus đến rồi
- Miêu tả sự tồn tại  
きょうしつに ひとが います   Trong lớp học có người
- Biểu thị sự sở hữu 
わたしは パソコンが 3だいあります    Tôi có 3 cái máy tính
- Mẫu: ~ は ~ が + Tính từ  
わたしは サッカーが すきです      Tôi thích bóng đá
- Mẫu: ~ は ~ が(を) ~ たいです 
わたしは みずが(を)のみたいです    Tôi muốn uống nước (dùng được cả が&を)
- Mẫu: ~ は ~ が + Thể Khả Năng  
わたしは にほんごが わかります   Tôi hiểu tiếng Nhật
- " Nhưng "   
たかいですが べんりです    Đắt nhưng mà tiện lợi
- Lời nói vào câu chuyện ...  
すみませんですが、トイレは どこですか     Xin lỗi, Nhà vệ sinh ở đâu ạ ?