Thông
tin mới nhất về du học nhật bản từ kỳ tháng 4 năm 2018
Bộ
quản lý giáo dục và đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết vừa nhận thông
tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam thông tin về việc các Công ty tư vấn du học
đang cung cấp thông tin không chính xác và đầy đủ về Du học Nhật Bản từ trước
tới nay, gây ra sự thiếu hiểu biết cho các bạn DHS sang Nhật học tập, trau
dồi kiến thức dẫn đến các bạn DHS sinh sống học tập tại Nhật gặp phải nhiều khó
khăn.
|
Ngài đại sứ Nhật Bản: Umeda Kunio phát biểu tại buổi làm
việc |
Hiện nay một số website của các Công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin
không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với DHS tại Nhật
Bản. Bộ GD-ĐT và ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có
thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này. Từ kỳ
nhập học tháng 4 năm 2017 phía Nhật bản đã siết chặt quá trình xét visa cho
những học sinh sinh viên có nguyện vọng sang Nhật bản để học tập. Mục đích là để
chọn lọc lại những người thực sự có nguyện vọng muốn đi du học nhật, năng lực
tài chính bảo lãnh và đặc biệt quan trọng nhất là năng lực tiếng
nhật.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT với nước ngoài đã nhận thêm thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại
Việt Nam về vấn đề nêu trên. Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy để
học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản tham khảo
trong quá trình lựa chọn trước khi đi học. Bắt đầu từ
tháng 4 năm 2017, phía Nhật Bản sẽ rà soát lại tất cả các trường Nhật ngữ tại
Nhật bản với mục đích là tạo cho DHS có mong muốn sang Nhật bản được học tập tại
một môi trường đào tạo chất lượng nhất. Cùng với đó ĐSQ Nhật bản sẽ thiết chặt
vấn đề kiểm tra giám sát năng lực tiếng nhật của các bạn DHS tại ĐSQ Nhật tại
Việt Nam. Những ai được đánh giá là không có khả năng học tiếng Nhật, tiếng Nhật
yếu kém đều sẽ không được cấp Visa du học, kể cả những bạn đã có tư cách lưu
trú(COE). Do số lượng học sinh đi du học Nhật bản ngày càng tăng lên nên cục
xuất nhập cảnh Nhật bản sẽ không thể kiểm tra đánh giá toàn bộ được số lượng hồ
sơ xin tư cách COE, vì vậy ĐSQ Nhật bản đặt tại các nước sở tại sẽ cùng kiểm
tra, kiểm định hồ sơ, năng lực tiếng nhật, năng lực bảo lãnh của các bạn có
nguyện vọng đi Du học Nhật
Bản.
|
Kết thúc buổi làm việc trao đổi về vấn đề Nhật
Bản |
Bên cạnh đó, ĐSQ
Nhật Bản tại Việt Nam cũng đưa ra các vấn đề cần lưu ý, cần chú ý đến những lời
mời mà các Công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là “Có thể vừa đi học, Vừa
đi làm”
Gần
đây, Các công ty tư vấn du học đã đăng tải rất nhiều các thông tin không chính
xác về Du học Nhật Bản trên trang Web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể
kiếm được nhiều tiền bằng cách các bạn đi làm sau giờ học trên lớp. Chẳng hạn
như: “Tùy theo trình độ tiếng Nhật của các bạn mà các bạn mỗi tháng có thể kiếm
được từ 200.000 Yên (~40 triệu đồng) đến 300.000 Yên (60 triệu đồng) một tháng”
tuỳ theo các công việc và vùng miền bạn sinh
sống.
Thế
nhưng thực tế thì Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách là
“du học sinh” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm
các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm
thêm thì cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu
trú”. Và giấy phép này cũng chỉ cho phép các bạn DHS làm thêm trong một khoảng
thời gian quy định theo pháp luật của Nhật Bản (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng
không được đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng
Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm tại
Nhật.
Hơn
nữa, dù bạn có đi làm thêm sau giờ học thì số tiền lương bạn nhận được bằng việc
làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 200.000 yên (~40 triệu
đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo. Chỉ những
kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Số tiền kiếm được
bằng các công việc làm thêm này về cơ bản sẽ giúp bạn chi trả được cuộc sống
hằng ngày trong thời gian bạn sinh sống học tập Tại Nhật. Trung bình mức sinh
hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là
120.000 Yên (~24 triệu đồng), tại các vùng khác là 80.000 Yên (16 triệu đồng)
trong một
tháng.
Đi
làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối
đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100.000 Yên (20 triệu đồng). Như
vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được
bao gồm cả tiền nhà. Ngoài các chi phí sinh hoạt bạn còn phải đóng học phí cho
trường các bạn theo học. Các trường tiếng Nhật và trường Đại học ở Nhật Bản
thông thường sẽ thu học phí vào khoảng 500.000 Yên đến 1.000.000 Yên trên 1 năm
(ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học, tiền hoạt động ngoại
khoá, …)
Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không
thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.
ĐSQ
Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài,
không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản
cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư
vấn du học đã đưa
ra.
Những
thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản
xem tại trang web của đại sứ quán Nhật tại Việt Nam:
http://www.vn.emb-japan.go.jp/itprtop_vi/index.html
http://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/Vn_Thongtinduhoc.html
Hoặc
các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số điện thoại: 0904 664
458
P/s: Ngày 24 tháng 10
. Theo
thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản.