Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Cục XNC Nhật Bản siết chặt Visa du học với học sinh Việt Nam

TIN CHÚ Ý :Du học sinh Việt Nam có thể là đối tượng bị cơ quan nhập cư chú ý và sẽ xét khó trong thời gian tới.Du học sinh Việt được tăng giờ làm từ 28 tiếng/ tuần lên 36 tiếng/ tuần: Xem ngay 

Theo Global Times ngày 21/2, Du học sinh Nhật Bản thuộc 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Nepal, Myanmar và Sri Lanka sẽ bị áp dụng các chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh từ giữa tháng 3/2017.
Siết chặt Visa Du học sinh 5 nước
Báo Nhật đưa tin về vấn đề quản lý chặt Du học sinh các nước
Link : http://headlines.yahoo.co.jp/hl…

Tờ Nishinippon Shinbun cho biết Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản thông báo quy định cho gần một nửa trường dạy tiếng ở quốc gia này. Đó là Nyukan sẽ khó khăn hơn đối với những trường tiếng nào mà từ năm 2015 có trên 10 DHS bỏ trốn, bỏ học. Tuy nhiên nhiều trường hiện đang phản đối vì có nhiều trường hợp có lý do chính đáng như bệnh tật hay chuyển trường...nên không thể bị liệt vào danh sách này được.

Vào ngày 10/2 cơ quan nhập cư (Nyukan-入館) Tokyo đã gửi thông báo đến các trường tiếng yêu cầu nâng cao cải thiện về vấn đề quản lý Du học sinh (DHS) và Nyukan-入館 cũng sẽ có phương châm xét kỹ hơn với các DHS từ 5 nước là Trung Quốc, Việt Nam, Nepan, Myanmar, Sri Lanka, là những nước mà đang trong tình trạng bỏ trốn nhiều nhất trong năm 2015, (năm 2016 thì còn 2 nước chú ý là Trung Quốc, Việt Nam).

Động thái này vấp phải sự chỉ trích của các trường bởi tiêu chuẩn chọn 5 nước để áp dụng được cho là không công bằng.

Và gần đây đang có tin đồn về vấn đề yêu cầu giấy gửi tiền từ Việt Nam sang Nhật, giấy khai kê nơi làm việc, bảng kê khai tiền trong ngân hàng....khi gia hạn visa, và đó có lẽ là những tin có cơ sở khi cục nhập cư sẽ ngày xét kỹ hơn với các DHS các nước trên, khi từ kỳ nhập tháng 7 DHS, mọi người sẽ phải sao chép sổ tiết kiệm và giải trình hình tài sản.

Thực chất thì không phải dễ dàng gì mà yêu cầu học sinh các nước gửi tiền sang để chứng minh, vì đa phần là DHS tới Nhật đến từ các quốc gia đang phát triển, mà có tiền thì chưa chắc đã gửi được vì sự phức tạp trong hệ thống ngân hàng, ví dụ như tại Việt Nam.
Trích Nguồn : Thông tin Nhật Bản
Trung tâm: Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh

Tin vui cho Du học sinh Việt có khả năng sẽ được tăng giờ làm thêm

Các tỉnh khu vực Kyushu đang nghiên cứu đề xuất cho phép du học sinh nước ngoài được làm 36 tiếng /1 tuần.

Tỉnh Oita đã đứng ra kêu gọi 9 tỉnh khác như Yamaguchi, Okinawa, Kyushu...cùng đề xuất đưa ra phương án cho du học sinh được phép tăng giờ làm thêm từ 28 tiếng như hiện nay lên 36 tiếng một tuần. Điều này sẽ giúp cuộc sống du học sinh trở nên dễ dàng hơn, và cũng giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động.

Cục XNC sẽ siết chặt visa du học của DHS Việt Nam từ năm 2017: Xem ngay
Làm thêm tại nhật cho du học sinh
Du học sinh sẽ được làm thêm 36 tiếng / tuần 

Theo đề xuất của tỉnh Oita thì để không ảnh hưởng đến việc học các cơ sở giáo dục có đăng ký chấp nhận "không ảnh hưởng đến việc học", thì sẽ cho phép du học sinh làm đến 8 tiếng một ngày vào cuối tuần. Như vậy thì mỗi tuần sẽ được làm tối đa là 36 tiếng.

Cùng với đó thì sẽ mở rộng từ chỉ chấp nhận cho những sinh viên đại học năm tư đã hoàn thành 90% các chỉ cần thiết để tốt nghiệp được đi thực tập có nhận lương (28h/1 tuần) như hiện nay, thành các sinh viên năm 3 đã hoàn thành 80% các chỉ cần thiết để tốt nghiệp. Tạo ra các biện pháp đặc biệt để cho phép gia hạn visa không chỉ các đối tượng các dhs nước ngoài xin việc tại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn (?).

*Theo mình thấy thì các tỉnh khu vực dưới Kyushu có lẽ hiện tại đang có chính sách ưu ái nhất với dhs nước ngoài, cũng giống như mấy tỉnh Tohoku ngày xưa sau khi xảy ra động đất sóng thần ấy. Bởi vậy ai muốn tìm địa điểm du học thì có lẽ nên chọn vùng này là nơi học tiếng Nhật, sau này học xong thích bay nhảy đâu thì đi, chứ các nơi như Tokyo, đất chật người đông, đã vậy còn khổ sở với nyukan tại đây nữa thì e là những bước đi đầu tiên sẽ gặp khó. Vậy bạn nào đang sinh sống học tập tại các vùng trên đây thì hãy chia sẻ thông tin cho trung tâm Nghĩa Lĩnh qua phần tin nhắn phía dưới bên phải web nhé.

Các bạn xem thêm các thông tin tình hình Nhật Bản: Tại đây 

Trích nguồn: Thông tin Nhật Bản.








Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Hướng dẫn viết CV và Hồ sơ xin việc bằng Tiếng Nhật chuẩn nhất 2017

Khi ứng tuyển vào một công ty Nhật Bản các ứng viên thường được yêu cầu gửi hồ sơ xin việc bằng tiếng Nhật hay còn gọi là rirekisho (履歴書), nếu bạn chưa từng được hướng dẫn cách làm rirekisho thì bài viết này Du học Nghĩa Lĩnh sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Bắt đầu thôi nào các bạn:
CV TIẾNG NHẬT CHUẨN 2017
Truớc hết rirekisho là một loại văn bản xin việc đặc trưng của người Nhật, cấu trúc của nó lai tạp giữa cả CV và sơ yếu lý lịch nhưng không giống hoàn toàn một loại nào trong hai loại đó. Thông thường nếu các doanh nghiệp có yêu cầu bạn làm rirekisho theo mẫu của công ty thì bạn cứ tải về và điền theo mẫu đó, còn nếu công ty không có mẫu sẵn thì bạn cũng đừng lo lắng về thiết kế vì các mẫu rirekisho mà bạn tìm được cũng đều giống nhau tới 90%, cái bạn cần quan tâm là nội dung thế nào mà thôi. Trong bài viết này mình sẽ lấy mẫu CV tiếng nhật của Trung tâm du học Nghĩa Lĩnh để hướng dẫn các bạn.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Cung cấp các thông tin cơ bản nhất (tên, tuổi, ngày sinh, ảnh đại điện) và thông tin liên lạc (email, số điện thoại, địa chỉ) để nhà tuyển dụng biết bạn là ai. 
Mục thông tin cá nhân trong CV tiếng Nhật 
Mục thông tin cá nhân

Lưu ý:
Furigana (ふりがな): Phiên âm tên của bạn bằng katakana để nhà tuyển dụng có thể gọi tên bạn chính xác. Tương tự phần địa chỉ cũng có furigana nhưng bạn có thể bỏ furigana ở địa chỉ nếu cảm thấy không cần thiết.

Ví dụ: tên bạn là Nguyen Van A thì furigana sẽ là 
グエン・ヴァン・ア 

Ngày sinh (生年月日): Điều cần chú ý nhất ở đây là bạn điền ngày tháng năm theo định dạng của người Nhật: [Năm]  [Tháng] [Ngày].

Ví dụ:
• 1992年07月22日生 (Đúng)
• 22/07/1992 (Sai)

LÝ LỊCH HỌC TẬP
Trình bày ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA), mô tả ngành học.
Mục lý lịch học tập trong CV tiếng Nhật 
Mục lý lịch học tập

   Chỉ nên ghi các chứng chỉ, giải thưởng liên quan tới công việc bạn ứng tuyển.
  Nên sắp xếp dữ liệu theo thời gian gần nhất lên trên cùng và cũ hơn lần lượt ở dưới.

KỸ NĂNG, LĨNH VỰC THẾ MẠNH
Những kỹ năng và lĩnh vực thế mạnh của bạn mà bạn cho rằng nó sẽ phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.
Mục kỹ năng, lĩnh vực thế mạnh trong CV tiếng Nhật
Mục kỹ năng - lĩnh vực thế mạnh

Lưu ý:
   Nên tìm hiểu kỹ về vị trí bạn ứng tuyển để biết được công việc đó cần kỹ năng gì của bạn nhất, từ đó bạn lựa chọn nội dung cho mục này để làm nổi bật sự phù hợp của bạn.

SỞ THÍCH
Những kỹ năng và lĩnh vực thế mạnh của bạn mà bạn cho rằng nó sẽ phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.
Mục sở thích trong CV tiếng Nhật
Mục Sở thích

Lưu ý:
   Không liệt kê sở thích của bạn một cách bừa bãi. Nên tìm hiểu xem sở thích nào sẽ đem lại lợi thế cho bạn. Ví dụ công việc yêu cầu người ham học hỏi thì sở thích lợi thế sẽ là đọc sách,...
  Tìm hiểu kỹ về công ty bạn ứng tuyển để biết văn hoá doanh nghiệp, từ đó biết được sở thích nào của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng hoà nhập với doanh nghiệp đó.

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP / LÝ DO MUỐN VÀO CÔNG TY

Đưa ra lý do vì sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Ở phần này bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người thực sự quan tâm tới vị trí mà công ty đang tuyển, và sau đó bạn là một người có chí tiến thủ, có định hướng nghề nghiệp lâu dài và gắn bó với công ty.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV tiếng Nhật
Mục tiêu nghề nghiệp - lý do muốn vào công ty

Lưu ý:
   Hãy tự mình viết, nếu bạn không giỏi viết lách thì hãy viết trung thực, thể hiện rằng bạn mong muốn được nhận vào công việc này và muốn gắn bó lâu dài.
   Không nên viết những định nghĩa hay lý do chung chung, luôn đúng trong mọi trường hợp vì nó sẽ không mang lại lợi thế gì cho bạn cả, cố gắng đưa ra lý do của riêng bạn, mục tiêu của cá nhân bạn.

CÁC THÔNG TIN BỔ SUNG

Nếu công ty bạn yêu cầu các thông tin đặc thù như chiều cao, cân nặng..vv hoặc bản thân bạn muốn đưa thêm các thông tin bổ sung khác cho nhà tuyển dụng như địa điểm làm việc mong muốn, mức đãi ngộ mong muốn thì bạn có thể ghi vào mục này.
Mục thông tin bổ xung trong CV tiếng Nhật

Mục bổ sung thông tin

Lưu ý:
  Nếu công ty có nhiều trụ sở làm việc bạn có thể ghi rõ địa điểm làm việc mong muốn khi trúng tuyển.

LƯU Ý CHUNG
  Hãy viết CV một cách trung thực, không thể hiện sai sự thật trong CV của bạn vì có thể nó sẽ có tác dụng ngược vì CV bằng tiếng Nhật chỉ là bước khởi đầu, bạn còn vòng phỏng vấn phía sau nữa, nếu sự thật bạn không giống như trong CV nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn.
  Hãy đọc lại thật kỹ sau khi viết, rà soát lỗi chính tả để tránh những lỗi nhỏ làm mất điểm của bạn.

Mẫu CV Tiếng Nhật Chuẩn: 
Cuối cùng chúng ta cùng thực hành nào:  click vào  đây để khai mẫu CV khai chuẩn này nhé.

Ngoài ra Các bạn có thể vào đây để khai báo và tải miễn phí về nhiều mẫu tiếng CV tiếng Nhật khác nữa.