Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Những điều kỳ quặc xuất hiện trong tết của Người Nhật

PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỦA NGƯỜI NHẬT

Trong khi người Việt chúng ta còn đang bình thản với tháng Chạp cuối năm âm lịch thì người Nhật Bản đã hối hả, sôi động trong không khí vui đón các ngày lễ hội lớn nhất của năm cũ sắp qua và năm mới bắt đầu đến. Đó là Lễ Noel (25/12 của năm cũ).
Người Nhật Bản không có phong tục đón tết âm lịch như hầu hết các nước châu Á, mà họ đón năm mới theo lịch dương, với nhiều nghi thức hết sức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống. Mời các bạn hãy Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh cùng hòa mình vào không khí tết của người dân Nhật Bản và tìm hiểu những hoạt động thú vị họ thường làm trong dịp này.

Treo Shimenawa trước cửa nhà


Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người Nhật Bản thường treo shimenawa ở trước của nhà vào những ngày đầu năm mới. Cách trang trí của shimenawa có thể ở mỗi nhà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình. Shimenawa là gì?

Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa nhà


Một bó Kadomatsu truyền thống được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ, và những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp hơn. Theo phong tục từ xa xưa tất cả các gia đình,cơ quan, công sở, công ty cửa hàng,..đều đặt kadomatsu trước cổng từ những ngày trước tết đến hết ngày 7/1. Trong những ngày này mọi người đều ăn mặc đẹp, đến đền chùa làm lễ hatsumode đầu năm. Để mặc kimono, các phụ nữ Nhật đều phải búi tóc theo kiểu truyền thống rất cầu kỳ. Dịp đầu năm, do các tiệm làm đầu đóng cửa hoặc thường có lịch hẹn trước dày đặc, nên nhiều người có khi phải làm từ ngày hôm trước và giữ tóc qua đêm khiến mất ngủ, nhưng không ai phàn nàn mà trái lại vẫn rất phấn khởi, thanh thản vì đã có được mái tóc truyền thống như ý. Ở các đền thờ, khi đến làm lễ, người Nhật thường mua mũi tên trừ ma quỷ gọi là hamaya để gắn kèm vào kadomatsu trước cổng nhà; và cũng tại các đền thờ đó, họ có thể tùy tâm xóc quẻ rút lá số xem bói bản thân, gia đình năm đó. Kadomatsu là gì?

Đặt Wakazari trong bếp 

Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người ta treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm. Wakazari là gì?

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

Giống như Việt Nam, người Nhật Bảncũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn họ sẽ dùng đũa nhọn ở cả hai đầu.

Sáng mùng 1 làm lễ Oshogatsu


Vào sáng mùng 1 Tết các gia đình làm lễ Oshogatsu để đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu otoso để trừ tà khí năm mới và để kéo dài tuổi thọ. Tất cả các thành viên trong gia đình từng người bắt đầu từ người nhỏ tuổi nhất quay mặt về hướng đông và uống rượu sake và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đến sau khi cúng thần năm mới mọi người sẽ cùng ăn Osechi, và tục lệ mừng tuổi giữa những người thân trong gia đình, bàn bè cũng giống như ở Việt Nam. Điều đáng lưu ý, theo phong tục, tập quán lưu truyền từ trước thì việc tặng quà hay mừng tuổi ngày Tết ở Nhật Bản không bị “nặng nề” về giá trị vật chất mà chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm, đạo lý ứng xử… Tuy nhiên, càng những năm gần đây, do chủ nghĩa thực tế, thực dụng ngày càng phát triển cũng đã làm biến đổi dần sang kiểu tặng quà, mừng tuổi phải tính toán “nặng nề” hơn về giá trị vật chất, tính kinh tế thị trường do đó ngày càng lấn sâu hơn vào tính văn hoá của việc tặng quà, mừng tuổi ngày Tết.

Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni



Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết.

Đi chùa đầu năm


Rất nhiều người Nhật đón năm mới tại các đền, chùa nổi tiếng, họ đón năm mới ở các ngồi chùa và cầu nguyện cho năm mới tới sáng cùng với gia đình và bạn bè của họ. Họ cùng viết những lời cầu nguyện vào tờ giấy để cầu chúc cho tất cả mọi người, mọi việc sang năm mới đều được như ý muốn. Những địa điểm viếng chùa được yêu thích nhất ở Nhật

Lì xì đầu năm mới
Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Thông thường, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao xinh xắn trong đó có tiền, là sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt.

Chuẩn bị thiệp ghi lời cảm ơn
Vào cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị những chiếc thiệp tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào đối tượng được tặng mà những chiếc thiệp đó sẽ trang trọng, dễ thương, nhiều màu sắc hay nhã nhặn… với mục đích tri ân, gửi thông điệp yêu thương tới những người sống xung quanh mình như: sếp, họ hàng, người thân, vợ chồng hay con cái…Những tấm bưu thiếp sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1, và rất được người nhận nâng niu, quý trọng.






Người nhật bản không giống chúng ta có phong tục đón tết âm lịch. Như hầu hết các nước phương tây Nhật đón năm mới theo lịch dương, với nhiều nghi thức hết sức đặc biệt mang đậm phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống văn hoá. Hãy cùng Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh tìm hiểu xem Phong tục đón tết của người Nhật Bản họ đón năm mới như thế nào nhé.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Những địa điểm viếng chùa đầu năm nổi tiếng tại Nhật Bản.

Những địa điểm viếng chùa đầu năm nổi tiếng tại Nhật Bản.

Các bạn Du học sinh Nhật bản  đang sống, học tập và làm việc tại Nhật có biết?
Tại Nhật Bản, vào thời điểm giao thừa người ta không có bắn pháo hoa mà đó là lúc để mọi người trở về gia đình và cùng đi viếng chùa đầu năm (初詣). Sau đây mình sẽ giới thiệu những địa điểm chùa, đền nổi tiếng trên khắp cả nước Nhật bản. Đi viếng đầu năm thì đi chùa hay đền đều được. Nhớ ăn một bát mỳ soba trước khi tiếng chuông chùa vang lên nhé.
1 - Chùa Zenko Ji [善光寺]  [長野県]
Chùa Zenkoji - Nagano
Chùa Zenko ji cách ga Nagano khoảng 15 phút đi bộ. Vì là ngôi chùa Mushuha (vô tôn phái) nên có nhiều người từ các môn phái khác nhau đến viếng chùa. Mình đã đến đây viếng chùa 2 lần thực sự rất là đông. Số lượng người đến viếng chùa vào thời điểm Kaicho (cứ 7 năm 1 lần) lên tới hơn 6 triệu người.
2 - Đền Itsukushima 厳島神社[Hiroshima]
Đền Itsukushima - Hiroshima
Cách ga Miyajimaguchi 25', hay đi thuyền đều được. Số người viếng ước lượng 120.000 người.

3 - Chùa Narita-san Shinshō-ji 成田山新勝寺[Chiba]
Chùa Narita-san Shinshō-ji - Chiba
Cách ga Narita tầm 10' đi bộ. Số người viếng ước lượng hơn 3 triệu người.
4 - Đền Asakusa 浅草寺[Tokyo]
Asakusa 浅草寺 - Tokyo
Cách ga Asakusa tầm 5' đi bộ. Số người viếng ước lượng tầm 2,8 triệu lượt. 
5 - Đền Izusan Jinja 伊豆山神社[Shizuoka]
Đền này nghe bảo thấy nhiều người hay tới cầu tình duyên vào lễ đầu năm 😅. Từ ga Atami, các bạn phải đi xe buýt để tới đền.
6 - Đền Suiten-gū 東京水天宮[Tokyo]
Nếu đến đền này chắc sẽ gặp rất nhiều chị em phụ nữ, lý do là bởi nơi này được cho là rất linh thiêng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, hay cầu mong sinh mẹ tròn con vuông. Cách ga Ningyōchō mấy phút đi bộ thôi.
7 - Đền Fushimi Inari-taisha 伏見稲荷大社[Kyoto]
Địa điểm này chắc quá nổi tiếng cho những ai tới Kyoto du lịch rồi nhỉ ? Cách ga Inari 5' đi bộ. Số lượng người viếng ước lượng tầm 3 triệu người.
8 - Đền Sumiyoshi taisha 住吉大社[Osaka]
Ở Nhật có tổng cộng hơn 2000 ngôi đền thần Sumiyoshi thì ngôi đền ở Osaka này là nổi tiếng nhất, và đây cũng là nơi có nhiều người viếng đầu năm nhất ở Osaka, ước tính hơn 2,5 triệu người. Cách ga Sumiyoshi taisha 3' đi bộ.

9 - Đền Dazaifu Tenman-gū 太宰府天満宮[Fukuoka]
Trong 12000 đền mà nhiều người tìm đến để cầu nguyện thi cử tốt lành thì ngôi đền này là nơi nổi tiếng nhất trên toàn quốc, và bởi lý do đó nên đầu năm có tới hơn 2 triệu người viếng thăm. Cách ga Dazaifu 5' đi bộ.
10 - Đền Atsuta 熱田神宮[愛知県]
Đây là ngôi đền nổi tiếng rất tại tỉnh Aichi. Ước tính hơn 2 triệu người viếng đền vào dịp đầu năm. Cách ga Jingumae (神宮前駅) 5' đi bộ.
11 - Đền Ise Jingu hay còn được gọi là Naikushogu 伊勢神宮・内宮[Mie]
Đây là một trong những ngôi đền nổi tiếng và có giá trị tâm linh nhất tại Nhật Bản, với lịch sử hơn 2000 năm. Việc viếng lễ đầu năm kéo dài từ 31/12 đến ngày 5/1 nên lựa ngày nào bớt đông thì đi nhé.                        
                                                                                                         
Du học Nhật Bản Nghĩa Lĩnh
Sưu tầm                 

Chăm sóc y tế tại Nhật Bản

Bạn đang sống hoặc chỉ đơn giản là đi du lịch Nhật Bản, nhưng chắc chắn là bạn không có thể lường được những tình huống xấu có thể xảy đến như là bị gãy chân hay một tai nạn nào đó.
Lúc đấy chắc chắn bạn sẽ cần sự giúp đỡ của các bác sĩ nhưng vấn đề là bạn không nói được tiếng Nhật. Làm sao giờ? Đừng hoảng hốt mà hãy theo hướng dẫn sau đây. Nhưng tất nhiên bạn cũng nên mang theo các loại thuốc hay dụng cụ y tế cơ bản khi đi du lịch đến một đất nước xa xôi.

1. Gọi 119 nếu bạn cần chăm sóc y tế khẩn cấp.
Bạn có thể gọi 119, đường dây nóng dành cho dịch vụ xe cấp cứu mà sẽ đưa bạn thẳng đến bệnh viện gần nhất. Người phụ trách sẽ hỏi bạn đang ở đâu và đang bị gì.
2. Note lại những đường dây nóng và website rất cần thiết sau:
Những đường dây nóng và website mà bạn có thể xem bằng tiếng Anh, và bạn sẽ biết được là bạn nên đến phòng khẩn cấp hay là một bệnh viên gần nhất.
The AMDA International Medical Information Center cung cấp thông tin về dịch vụ chăm sóc y tế và bệnh viên có nhân viên có thể nói tiếng Anh.
Phone: 03-5285-8088 Thời gian: 9:00-17:00, Thứ 2-Thứ 6
Himawari là một thanh công cụ tìm kiếm dành cho các bệnh viên và phòng khám ở Tokyo. Bạn có thể gọi hoặc tìm các bệnh viện hay phòng khám có nhân viên có thể nói tiếng Anh. Phone: 0570-000-911 Giờ: 24 hours, Hàng ngày
Japan Helpline là một tổ chức phi lợi nhuận có dịch vụ y tế 24/7 cho những người dân nước ngoài khắp đất nước Nhật Bản, từ những câu hỏi đơn giản đến trường hợp khẩn cấp. Phone: 03-5774-0992 Giờ: 9:00-23:00, Hàng ngày
Tokyo English Life (TELL) cung cấp dịch vụ tư vấn điện thoại nặc danh qua điện thoại bằng tiếng Anh.
Phone: 03-5774-0992 Giờ: 9:00-23:00, Hàng ngày
Internationl Mental Health Proesionals Japan đưa ra dịch vụ bác sĩ tâm lý và người tư vấn phục vụ cho tất cả những người quốc tế ở Nhật Bản. Dịch vụ này đưa ra với nhiều ngôn ngữ.
3. Làm thế nào để đến được bệnh viện?
Ở trạm xá hay các bệnh viện nhỏ trong thị trấn, bạn sẽ được yêu cầu về thẻ bảo hiểm và điền một cái form về những thông tin sức khỏe cơ bản của bạn. Trừ khi bạn rơi vào tình trạng nghiêm trọng, việc chăm sóc y tế ở những trạm xá hay bệnh viện bé đã rất ổn. Đây là danh sách những bác sĩ có thể nói tiếng Anh ở Tokyo.
4. Bạn nghĩ là tình trạng của bạn đã khá nghiêm trọng
Nếu bạn nghĩ tình trạng của bạn khá nghiêm trọng, hãy gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện/ trạm xá gần nhất. Các bác sĩ sẽ viết cho bạn một cái thư giới thiệu (紹介状) cái này sẽ cho phép bạn nhận được dịch vụ từ những bệnh viên trung tâm trong khu vực.
5. Bác sĩ của đã điều trị xong. Giờ thì sao?
Tất nhiên bạn sẽ cần phải thanh toán rồi. Ở Nhật Bản có một số bệnh viện không chấp nhận bảo hiểm của nước ngoài, vì vậy hãy kiểm tra lại chính sách của bệnh viện trước nhé. Nếu bạn không có loại bảo hiểm nào thì bạn sẽ phải trả 100% chi phí.
6. Lấy thuốc ở đâu
Khi thanh toán xong, bạn sẽ nhận được một toa thuốc là một mảnh giấy được gọi là Shohou-sen (処方箋).Bạn nên cầm nó theo đến tiệm thuốc, được gọi là Chouzai Yakkyoku (調剤薬局), nơi bạn sẽ nhận được thuốc như yêu cầu. where you will receive your medication . If it’s your first visit, they’ll ask you to fill in a basic medical information form. They will also hand you a Okusuri Techou (お薬手帳) which is a notebook to inform psychiatrists and pharmacists what medicine you’re taking. Don’t forget to show your insurance card here, too. If you’re having another visit to the pharmacy, don’t forget your Okusuri Techou.
7. Bệnh theo mùa ở Nhật mà các bạn nên biết
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong suốt mùa Tsuyu (梅雨) , vào khoảng tháng 7. Trong mùa này, mưa suốt cả ngày, độ ẩm cao, làm cho đồ ăn bị hư nhanh hơn. Cái này sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, vì vậy hãy ăn hết càng sớm càng tốt và đừng để thức ăn lại quá lâu.
Bệnh sốt cỏ khô, được gọi là Kafunshou (花粉症ở Nhật Bản, thường có vào tháng 4 và tháng 5. Bạn có thể tự mua thuốc uống nhưng tốt hơn là đến nghe tư vấn của bác sĩ.
Bệnh cúm bắt đầu vào mùa lạnh, từ khoảng tháng 11. Nhiều người tiêm phòng cúm để ngăn ngừa nhưng thi thoảng nó cũng không có tác dụng. Tránh đến những bệnh viên lớn nếu bạn bị cúm, vì ở đấy có thể bạn sẽ mắc những bệnh khác nữa.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Các điều lưu ý khi đi du học Nhật

Những điều cần lưu ý khi đi du học Nhật Bản
Chào mọi người! Từ trước tới nay có rất nhiều kinh nghiệm cần lưu ý khi đi du học Nhật bản , đã và vẫn đang được các bạn du học sinh đã và đang sinh sống tại Nhật hằng ngày chia sẻ trên các trang mạng xã hội và với những người làm du học như chúng tôi. Vậy những điều cần lưu ý khi đi du học Nhật Bản là gì? Các bạn có biết?

Lưu ý 1: Xem kỹ điều kiện đi du học tại 
Nhật.
Các bạn hãy xem kỹ điều kiện đi du học tại Nhật năm 2017 để biết mình có đủ điều kiện đi hay không nhé. Nếu không bạn cũng đừng thất vọng vì còn nhiều con đường du học Nhật Bản khác nữa mà có thể bạn chưa biết hết đâu.
Lưu ý 2: Nếu muốn có một bộ hồ sơ du học hoàn hảo hãy lựa chọn các công ty du học.
Bạn có thể tự làm hồ sơ du học nhưng chắc chắn rằng bộ hồ sơ bạn làm sẽ không bao giờ hoàn hảo bằng hồ sơ do cac công ty du học làm. Vì vậy, nếu bạn còn chưa tự tin cho lắm, hãy tìm đến các công ty du học Nhật Bản như chúng tôi để được đi du học với một bộ hồ sơ hoàn hảo nhé.
Lưu ý 3: Học tiếng Nhật càng “siêu” càng tốt.
Tất nhiên rồi, có rất nhiều bài viết đã nói về tác dụng của việc học “siêu” tiếng Nhật. Nếu các bạn có tiếng Nhật tốt các bạn sẽ sống thoải mái hơn ở Nhật rất nhiều đấy.
Lưu ý 4: Cuộc sống ở Nhật không phải màu hồng mà là màu …. gì đó.
Báo chí hay dư luận hay nói du học sinh vỡ mộng du học Nhật, tuy nhiên mình lại nghĩ khác. Các công ty du học tư vấn luôn nói rằng đi du học Nhật sẽ vất vả và có lẽ các bạn chưa coi trọng từ “vất vả” đó nên luôn nghĩ rằng đó là màu hồng. Còn đơn giản như chúng tôi luôn tư vấn rất thật về cuộc sống ở Nhật, các bạn biết là vất vả nhưng vẫn quyết tâm đi du học.
Lưu ý 5: Khi ra sân bay hay ở Nhật hãy chú ý các giấy tờ tùy thân, luôn giữ bên mình nhé.
Có một số bạn đã để thất lạc giấy tờ ở sân bay hay khi đang ở Nhật Bản, điều này sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối đấy. Vì vậy hãy giữ những giấy tờ quan trọng như là vật tùy thân và đừng làm mất chúng nhé.
Lưu ý 6: Sốc văn hóa khi mới sang Nhật là chuyện ai cũng mắc phải nên đừng lo lắng.
Về văn hóa, ứng xử, ngôn ngữ …. sẽ đều khác khi bạn sang Nhật. Việc sốc văn hóa ai cũng sẽ gặp phải chỉ có điều các bạn sẽ thích ứng với nó nhanh hay chậm mà thôi. Nói vậy để các bạn đừng lo lắng nếu vừa sang Nhật bị sốc văn hóa mà đòi về nước thì mệt lắm đấy.
Lưu ý 7: Đồ ăn ở Nhật khi mới ăn sẽ không quen nhưng ăn quen rồi sẽ thấy rất ngon.
Cái này được 100% du học sinh cũng như thực tập sinh Nhật Bản kể lại. Sự khác biệt về ẩm thực luôn khiến các bạn thấy không quen thậm chí thấy đồ ăn ở Nhật không ngon nhưng sau 1 – 2 tháng các bạn sẽ nghĩ hoàn toàn ngược lại đấy.
Lưu ý 8: Tiền nhà ở khi sống ở Nhật rất đắt nhưng tiền ăn uống lại khá rẻ.
Tiền nhà một tháng ở Nhật khoảng 2,5 Man còn tiền ăn là 1,5 Man. Từ đó có thể thấy tiền nhà ở luôn là đề tài đau đầu đối với nhiều bạn du học sinh phải không nào. Các bạn hãy chọn cho mình một phòng trọ phù hợp với túi tiền và chi tiêu hợp lý nhé.
Lưu ý 9: Hãy tìm việc làm thêm càng sớm càng tốt.
Việc làm thêm là cứu cánh của tất cả các bạn du học sinh Nhật Bản. Làm thêm vừa trang trải tiền học phí vừa trang trải chi phí sinh hoạt. Vì vậy với môi trường cuộc sống đắt đỏ như ở Nhật Bản các bạn hãy tìm cho mình một việc làm thêm càng sớm càng tốt nhé.
Lưu ý 10: Nên cân đối giữa thời gian làm thêm và thời gian học trên lớp.
Đã có rất rất nhiều bạn du học sinh đi làm thêm sai quy định, các bạn chỉ được làm thêm trung bình 4h/ngày nhưng các bạn đã làm 8h thậm chí là 12h/ngày khiến cho việc học trên lớp bị ảnh hưởng rất nhiều. Các bạn du học sinh hãy cân đối thời gian làm thêm cho hợp lý tránh ảnh hưởng đến thời gian học trên lớp nhé.
Lưu ý 11: Ngoài làm thêm để tăng thu nhập các bạn có thể buôn bán cũng là một cách để kiếm ra tiền trên đất Nhật
Các bạn chỉ cần ở Nhật Bản khoảng 1 tháng thôi các bạn sẽ biết người Việt Nam ta buôn bán gì trên các nhóm facebook ngay. Các bạn cũng có thể tìm hiểu và học theo để kiếm thêm chút thu nhập trang trải học phí mà không cần đi làm thêm tại các quán ăn hay siêu thị.
Lưu ý 12: Thường xuyên cập nhật thông tin về du học trên các diễn đàn hay mạng xã hội uy tín.
nếu là du học sinh có một số thông tin rất quan trọng đôi khi các bạn không thể bỏ qua được. Vì vậy các bạn hãy thường xuyên cập nhật thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội hay các web tin tức uy tín nhé. Nếu trình độ tiếng Nhật tốt, các bạn cũng có thể cập nhật thông tin trên tivi hay đọc báo vừa rèn luyện tiếng Nhật vừa hữu ích cho bản thân.
Lưu ý 13: Học hỏi kinh nghiệm được chia sẻ trực tiếp từ các senpai luôn luôn tốt.
Những senpai đi trước luôn dày dạn kinh nghiệm hơn bạn và việc lắng nghe các chia sẻ của các senpai không bao giờ là thừa cả. Hãy luôn gom góp các kinh nghiệm quý báu của các senpai nhé, nó sẽ rất hữu ích nếu bạn gặp phải trong cuộc sống đấy.
Lưu ý 14: Hãy luôn cẩn thận khi làm bất kỳ điều gì mà bạn chưa biết
Có rất nhiều điều bạn có thể làm ở Việt Nam nhưng ở Nhật thì không nên nhé. Khi sang Nhật, bạn hãy tìm hiểu tất tần tật mọi thứ từ con số 0 để tránh mọi rắc rối có thể gặp phải. Một ví dụ điển hình đó là ở Nhật cấm đi xe đạp đèo 2 mà người ngồi sau là người lớn. Vì vậy nếu có “gấu” bạn cũng đừng vi vu trên chiếc xe đạp nhé cẩn thận cảnh sát hỏi thăm đấy.
Lưu ý 15: Hãy đặt mục tiêu cho bản thân là hoàn thành khóa học và về nước.
Lời khuyên này dành cho đại đa số các bạn du học sinh nhưng vẫn có cá biệt nhé. Nếu các bạn chỉ đi du học để học tiếng các bạn hãy đặt mục tiêu hoàn thành khóa học và về nước làm mục tiêu. Còn đối với các bạn có mục tiêu xa hơn như học lên đại học, làm việc lâu dài hay vĩnh trú tại Nhật các bạn hãy cố gắng lên nhé. Chắc chắn sẽ có một ngày các bạn làm được.
Lưu ý 16: Đừng bỏ trốn
Rất nhiều du học sinh đã bỏ trốn ở Nhật Bản, lời khuyên cho các bạn đó là đừng bỏ trốn trong bất cứ trường hợp nào. Cơ hội việc làm dành cho các bạn du học sinh sau khi tốt nghiệp về nước là rất nhiều nhưng nếu các bạn bỏ trốn cơ hội này sẽ khép lại không ít đâu. Hãy suy nghĩ đến tương lai sau này khi các bạn về nước và hành động đúng đắn nhé. Đặc biệt Việt Nam đã có quy định phạt lao động bỏ trốn sau khi về nước, các lao động này sẽ bị cấm đi sang Nhật và phạt 100 triệu VNĐ.
Lưu ý 17: Đừng trộm cắp
Có rất nhiều người Việt Nam trộm cắp ở Nhật đã bị bắt. Các bạn đừng bao giờ làm vậy nhé. Lợi và hại ra sao chắc các bạn đều biết rồi phải không nào.


Đó là những điều cần lưu ý khi đi du học Nhật Bản mà các bạn cần nhớ, tuy nhiên sẽ còn rất nhiều những lưu ý khác nữa sẽ liên tục được cập nhật. Các bạn hãy thường xuyên ghé thăm bài viết này để được cập nhật những lưu ý khi đi du học Nhật Bản nhé.

Dự báo kinh tế Nhật năm 2017

Theo Báo Nhật – Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế ở mức “khiêm tốn” trong năm 2017 nhưng sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn do người tiêu dùng chưa muốn mạnh tay chi tiêu tiêu dùng.

Theo Văn phòng Nội các, nền kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm tài khóa 2017 theo giá trị thực tế. Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), được dự đoán sẽ tăng 0,8%. Các con số này cao hơn những dự đoán của các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực tư nhân, những người cho rằng GDP Nhật Bản năm 2017 sẽ chỉ tăng khoảng 1% sau khi tính đến tác động từ các biện pháp kích thích được thông qua năm 2016.
yên Nhật
Đồng yên nhật có khả năng tăng giá khiêm tốn trong năm 2017

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm kiếm động lực mới cho nỗ lực chấm dứt tình trạng giảm phát kéo dài ở Nhật Bản trong bối cảnh xuất hiện nhiều lời kêu gọi phải kiểm chứng chương trình kinh tế “Abenomics” của ông. Tiêu dùng cá nhân trì trệ tiếp tục đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách bởi họ cho rằng đó là nguyên nhân khiến tăng trưởng tiền lương thấp và tương lai bất ổn. Trong khi đó, ông Abe được cho là sẽ dựa hơn nữa vào các công ty để thiết lập chu trình tăng trưởng tiền lương dẫn đến gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng.
Thủ tướng Abe cũng đang kêu gọi các công ty tăng lương trong năm thứ 4 liên tiếp. Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng việc đồng yên “vượt mặt” đồng USD trước thời điểm ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp và tăng trưởng tiền lương do đó sẽ rất hạn chế. Theo một điều tra mới đây của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản, tiền thưởng cuối năm ở các nhà máy sản xuất trung bình khoảng 900.490 yên (tương đương 7.800 USD), tăng 0,47% so với năm trước, nhưng tiền thưởng ở lĩnh vực phi sản xuất giảm 0,69% còn 822.518 yên (khoảng 7.033 USD).
Dự báo kinh tế Nhật Bản tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2017

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, mặc dù Nhật Bản tìm cách đạt được tăng trưởng kinh tế dựa trên nhu cầu nội địa lớn, nhưng nhu cầu bên ngoài ở các nước nvà Trung Quốc – hai đối tácthương mại lớn của Nhật Bản – cũng sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt. Theo kịch bản đó, sự yếu thế của đồng yên trước các ngoại tệ khác sẽ là lợi thế cho các nhà xuất khẩu bởi nó giúp gia tăng lợi nhuận khi quy đổi về đồng nội tệ. Tuy nhiên, nó cũng khiến giá thành nhập khẩu tăng lên và người tiêu dùng phải “gánh” một phần chi phí này cho các công ty.


Theo nguồn: báo nhật

1 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Tỷ giá đồng yên, 1 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
Chuyên trang cập nhật thông tin tỷ giá đồng yên niêm yết tại các ngân hàng thương mại trên cả nước. Sẽ giúp các bạn biết được tỷ giá đồng Yên so với VNĐ hiện tại là bao nhiêu? 1 Yên bằng bao nhiêu tiền Việt Nam Đồng? nhanh chóng và chính xác nhất. Các bạn xem ở bên phải của trang Web nhé.
Cập nhật tỉ giá yên Nhật 

Thông tin tỷ giá sẽ thay đổi theo từng ngày, do đó các bạn có thểtra cứu xu hướng của tỷ giá đồng yên trong 10 ngày qua, đồng thời đón xem những nhận định về sự biến động của đồng tiền này trong thời gian tới để có được cái nhìn tổng quan hơn về đồng yên trên thị trường tiền tệ hiện nay.


Các bạn cũng lưu ý, để có được thông tin chuẩn nhất thì bạn nên cập nhật tin tức tỷ giá thường xuyên. Bạn có thể tham khảo thông tin tỷ giá đồng yên mới nhất  được chúng tôi cập Nhật chi tiết dưới đây.
Tỷ giá Yên Nhật, tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ hôm nay
Mã Ngân hàng
Tên Ngân hàng
Mua tiền mặt
Mua chuyển khoản
Bán
BIDV
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
194.02
192.86
195.74
Vietinbank
Ngân hàng Công Thương Việt Nam
192.21
193.51
195.58
VCB
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
192.19
194.13
195.86
Đơn vị tiền tệ Nhật Bản sử dụng là Yên Nhật, đồng tiền này chính thức được sử dụng từ năm 1871. Hiện tại đồng Yên Nhật Bản có tất cả 10 mệnh giá khác nhau, được chia thành 2 loại là tiền kim loại và tiền giấy.
- Tiền kim loại gồm các đồng: 1 yên, đồng 5 yên, đồng 10 yên, đồng 50 yên, đồng 100 yên và đồng 500 yên. Các loại tiền xu được làm từ nhiều loại kim loại khác nhau như Nhôm, đồng vàng, đồng xanh, đồng trắng, niken...

Đồng 1 Yên:  Chính là mệnh giá nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ Nhật Bản, nó được làm từ nhôm nên rất nhẹ. Mặc dù có mệnh giá nhỏ nhưng đồng 1 yên đôi khi cũng hết sức hữu ích trong việc trả tiền lẻ ở các siêu thị hay bưu điện đó.
Đồng 1 yên Nhật
Đồng 5 Yên: Nguyên liệu làm từ đồng thau, có kích thước to hơn và cũng nặng hơn đồng 1 yên. Người Nhật quan niệm rằng đồng 5 yên là đồng xu mang tới sự may mắn. Hãy tham khảo bài viết vì sao đồng 5 yên được xem là đồng tiền may mắn để hiểu rõ hơn các bạn nhé.

Đồng 10 yên Nhật 
Hình ảnh đồng xu mệnh giá 10 yên, đồng tiền này được làm từ nguyên liệu chính là đồng đỏ.

Đồng 50 yên: Nguyên liệu chính được làm từ đồng trắng, nên không bị hoen gỉ do đó có thể sử dụng được trong 1 thời gian dài, đồng 50 yên cũng được xem là đồng tiền may mắn của người Nhật Bản.


Đồng 100 yên: Cũng được làm từ đồng trắng, đồng tiền này bắt đầu được sản xuất vào năm 2006.
Đồng 100 yên Nhật 
 Đồng 500 yên: Đây là đồng xu có mệnh giá, kích thước cũng như trọng lượng lớn nhất trong 6 đồng xu Nhật Bản. Nguyên liệu chính để làm đồng xu này là Niken
- Tiền giấy gồm các tờ 1000 yên, tờ 2000 yên, tờ 5000 yên và tờ 10.000 yên. Đồng Yên được phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản, tương tự như đồng Việt Nam trên mỗi tờ tiền yên có in hình các vĩ nhân của đất nước mặt trời mọc, tùy theo mức độ cống hiến của các vĩ nhân mà mỗi đồng tiền mệnh giá khác nhau sẽ là chân dung của những vĩ nhân khác nhau.

Đồng 1000 yên Nhật 

Đồng 2000 yên Nhật
Trong số 4 loại tiền giấy của Nhật Bản thì đồng 2000 yên xuất hiện rất ít trên thị trường, bởi nó không được sử dụng ở các máy bán hàn tự động, khi đi tàu điện người Nhật cũng ít khi sử dụng đồng tiền này. Tuy nhiên do được thiết kế hết sức đẹp mắt nên đồng 2000 yên thường được khách du lịch đổi làm kỷ niệm hoặc làm quà khi rời Nhật Bản
Đồng 5000 yên Nhật 

Đồng 10 000 yên Nhật 



Trung tâm du học Nhật bản Nghĩa Lĩnh. Số 24 Tổ 17 Phường Phú Diễn Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội.