Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Các điều kiện chuyển đổi visa Kỹ thuật viên

              Gần đây có một số bạn dù đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (các ngành tự nhiên) ở Việt Nam rồi “lỡ” đi du học nhưng lại muốn nghỉ học để đi làm ở Nhật. Thông tin liên quan đến vấn đề này cũng được đăng rải rác đâu đó trên mạng.Có không ít mẫu quảng cáo với nội dung rất hay như đảm bảo 100% v.v..
Tôi xin đưa ra năm điều cơ bản mà những ai muốn làm thủ tục nghỉ học chuyển qua đi làm nên biết.
Du học Nhật Bản - Du học Nghĩa Lĩnh
Du học nhật bản - Kỹ thuật viên - Du học Nghĩa Lĩnh

1/ Có thực là có thể xin nghỉ học để chuyển tư cách lưu trú qua đi làm không?

Về lý thuyết thì nếu như bạn đã tốt nghiệp một trường đại học hay cao đẳng ở Việt Nam rồi thì bạn có quyền xin Cục quản lý Xuất nhập cảnh cấp tư cách lưu trú “kỹ thuật viên” sau đó nghỉ học để chuyển hẳn qua đi làm. Tất nhiên cần có điều kiện cơ bản là có công ty nào đứng ra nhận và phải biết làm giấy tờ. Một điều quan trọng nữa là hồ sơ (bao gồm cả hồ sơ du học) của bạn phải trong sáng, rõ ràng và thống nhất.
2/ Có những cách nào để xin chuyển từ du học qua “kỹ thuật viên”?
Có một cách duy nhất là tìm một công ty đồng ý nhận bạn vào làm. Còn cách tìm công ty thì có thể là tự tìm hay thông qua người quen. Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ các công ty chuyên môi giới việc làm giúp tìm công ty và làm thủ tục cho bạn. Hiện nay có không ít công ty đứng ra làm việc này nhưng cần lựa chọn kỹ càng trước khi quyết định kẻo gặp rắc rối về sau.
3/ Làm sao để giảm tối thiểu rủi ro?
Cách làm để giảm rủi ro duy nhất là tiến hành song song. Có nghĩa là bạn vẫn đóng học phí đi học bình thường và tiến hành xin chuyển chuyển tư cách lưu trú từ du học qua kỹ thuật viên. Chỉ khi nào được cấp phép chuyển tư cách lưu trú qua “kỹ thuật viên” thì mới xin nghỉ học. Nếu như bạn vội xin nghỉ học quá sớm và trường hợp xấu nhất là không được cấp phép đi làm thì buộc phải về nước vì nhà trường cũng sẽ không nhận lại bạn nữa.

4/ Nhà trường có thể làm khó dễ khi học sinh xin nghỉ học để đi làm?

Nhà trường không mặn nồng với việc học sinh nghỉ học để đi làm bởi lẽ học sinh nghỉ học nhà trường sẽ mất nguồn thu. Và, chắc chắn có không ít trường sẽ gây khó dễ. Thường là nhà trường sẽ không cấp giấy tờ cá nhân mà học sinh đã nộp lên khi làm thủ tục du học. Ngoài ra cũng có trường dọa là sẽ can thiệp để hủy tư cách lưu trú nếu học sinh đi làm.
Du học Nhật Bản - Du học Nghĩa Lĩnh
Yên Nhật - Du học Nhật Bản - Du học Nghĩa Lĩnh

Thực tế thì nhà trường không thể can thiệp để Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh xóa tư cách lưu trú của học sinh sau khi họ xin và được cấp hợp pháp. Về vấn đề hồ sơ cá nhân cũng tương tự. Một khi học sinh yêu cầu nhà trường có nghĩa vụ phải cung cấp.

5/ Những người sắp đi du học có dự định nghỉ học giữa chừng để đi làm cần lưu ý những gì?

Lưu ý quan trọng nhất là khai hồ sơ rõ ràng và phải khai rõ phần đã tốt nghiệp đại học hay cao đẳng ở Việt Nam trước khi đi Du học. Thứ đến là nên lưu lại tất cả hồ sơ đã nộp cho trường khi xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Cuối cùng là nên thủ sẵn bản sao có dịch thuật và công chứng các giấy tờ như bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học (cao đẳng), các chứng chỉ khác (nếu có).

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Các điều kiện cần biết để định cư vĩnh trú tại Nhật

Cách xin visa vĩnh trú tại Nhật
Du học Nhật Bản- Xin Visa vĩnh trú

Ngày nay du học Nhật Bản rất phát triển bởi:

- Nền giáo dục hàng đầu mang tính thực tiễn cao.

- Bằng cấp được quốc tế công nhận.

- Cơ sở hạ  tầng, giao thông công cộng, thư viện , nhà ở và dịch vụ xã hội thực sự là tuyệt vời.

- Là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới và thứ 2 thế giới.

- Học phí học tập thấp, chỉ bằng khoảng 1/2 các nước Anh, Mỹ,Úc hay Phần lan....

- Dễ dàng xin việc làm khi bạn có thể giao tiếp được Tiếng Nhật.


Điều kiện cho DU HỌC SINH được định cư tại Nhật.

- Du học sinh có điều kiện về hành vi tốt, không vi phạm pháp luật.

- Sống liên tục tại Nhật trên 10 năm, trong đó 5 năm với tư cách visa làm việc. ( Specialist in

Humanities / International Sẻvices , Engineer).

- Visa hiện tại phải có thời gian dài nhất trong các mức cho phép. Ví dụ: Nếu là kỹ sư (Engineer) thì

visa phải có giá trị là 3 năm. Nghĩa là phải đi làm đúng thời hạn, xin gia hạn Visa đúng thời hạn...

- Đặc biệt trong quá trình du học tại Nhật Bản mà kết hôn với Người Bản xứ thì chỉ cần sinh sống

trên 1 năm tại Nhật Bản. Trường hợp này rất dễ thực hiện vì các bạn du học sinh thường sang Nhật

và đi ở trọ theo kiểu Homestay vì thế mà có rất nhiêu gia đình Nhật ít người neo đơn muốn nhận con

nuôi hoặc kết hôn cho con cái của họ. Nếu bạn ngoan ngoãn và thích cuộc sống ở Nhật thì điều này

hoàn toàn dễ dàng xảy ra.

Nếu có bạn DU HỌC SINH nào muốn xin visa định cư tại Nhật. Hãy tìm hiểu ngay từ bây giờ nhé.

Những điều cần biết về hồ sơ du học Nhật Bản

   Ngay từ khi học cấp 1, cấp 2 các bạn đã được tìm hiểu và đọc những bộ truyện tranh thật hay và thú vị của Nhật Bản.
Du học Nhật Bản
Du học Nghĩa Lĩnh
   Bạn đam mê những bộ phim hoạt hình nổi tiếng và mong muốn nếu có cơ hội sẽ đi du học ở Nhật Bản để được tận tay, tận mắt chứng kiến những điều thú vị đó. Bạn đã ấp ủ dự định đi du học của mình, nhưng bạn lại đang do dự, lo sợ vì hồ sơ du học quá phức tạp.
Một số bạn cho rằng hồ sơ du học Nhật Bản phức tạp hơn hồ sơ du học Mỹ, nhưng khi nhìn về mặt tổng quát thì hồ sơ du học Nhật cũng rất đơn giản. Cũng giống như hồ sơ du học Mỹ thì ở bên hồ sơ du học Nhật Bản cũng yêu cầu các bạn nộp 2 loại giấy tờ chính là về phía hồ sơ cá nhân của người đi du học và hồ sơ của người bảo lãnh.
http://www.duhocnghialinh.com/
Du học Nghĩa Lĩnh
Về phía hồ sơ cá nhân: ngoài những loại giấy tờ chứng minh quá trình học tập và làm việc, thì cũng giống như du học Mỹ bạn phải nộp thêm một bằng Toeic hay bằng Toefl, thì về phía du học Nhật Bản cũng yêu cầu bạn nộp bằng năng lực Nhật ngữ. Việc này cũng khá khó khăn cho những bạn mới học tiếng Nhật để thi được bằng này. Thế nhưng nếu cố gắng thì bạn vẫn có thể vượt qua kì thi này một cách dễ dàng. Các bạn có thể tham gia những khóa học tiếng Nhật ngắn hạn nhưng chất lượng của những trung tâm tiếng Nhật uy tín thì sẽ dễ dàng thi đậu bằng tiếng Nhật thôi. Thêm vào đó là quy định của Nhật đối với du học sinh, là không có thời gian trống quá 6 tháng, vì nếu để trống thời gian 6 tháng trở lên mà không chứng minh được trong thời gian đó bạn đã làm gì, ở đâu, thì sở nhập cảnh Nhật sẽ đặt dấu chấm hỏi và có thể hồ sơ sẽ bị rớt.
   Về phía người bảo lãnh: Người bảo lãnh là những người có quan hệ cận huyết với người đi du học như: bố mẹ, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác. Ngoài những giấy tờ cá nhân và chứng minh có quan hệ huyết thống thì còn có một vài điểm chú ý như sau: người bảo lãnh phải có giấy xác nhận nơi công tác, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và cũng có nguồn thu nhập cao và ổn định đủ để lo cho các bạn du học sinh trong quá trình du học tại Nhật. Thêm vào đó là phải có sổ tiết kiệm trong ngân hàng để chứng mình tài chính là đủ để lo cho con đi học. 
   Trên đây là tất cả những vấn đề liên qua đến hồ sơ du học. Nếu muốn biết thêm chi tiết, các bạn hãy vào trang web:http://www.duhocnghialinh.com/ hoặc đến trực tiếp hay gọi điện thoại đến trường theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và được giải đáp đầy đủ những thắc mắc.
Tổ 17 Xóm Thuỵ, Phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm , Hà Nội
Điện thoại: 04 37643415
Email: lylynguyen16@gmail.com

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật - P2

Xem thêm: 
Tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật - P1

1.野菜を煮(に)る:Luộc rau
 野菜が煮(に)える: Rau luộc ( Rau đã được luộc)
2.タオルを濡(ぬ)らす:Làm ướt khăn lau.
 服が濡(ぬ)れる: Quần áo bị ướt.
3.子供を寝(ね)かせる: Cho đứa bé ngủ
 子供が寝る: Đứa bé đang ngủ
4.泥棒(どろぼう)を逃(のが)す: Để tên trộm chạy trốn
泥棒が逃(に)げる: Tên trộm chạy trốn.
5.ご飯を残(のこ)す: Để thừa cơm
 5月まで雪(ゆき)が残(のこ)る: Vẫn còn tuyết đến tháng 5.
6.Trường hơp đặc biệt có cùng cách đọc nhưng khác chữ Hán.
新聞に広告を載せる : Đăng quảng cáo trên báo.
  客が乗(の)る: Khách lên tàu.
7.発表を始(はじ)める: Bắt đầu bài phát biểu.
  授業が始まる: Giờ học được bắt đầu
8.シュートを外(はず)す: Sút bóng lệch
  シュートが外(はず)れる: Cú sút bóng bị lệch.
9.恨(うら)みを晴(は)らす: Xua tan đi, quên đi sự căm ghét.
 天気が晴(は)れる: Trời nắng.
10.ビールを冷(ひ)やす:Làm lạnh bia.
 体が冷(ひ)える: Cơ thể bị lạnh, trở nên lạnh.
11.店(みせ)を開(ひら)く: Mở cửa hàng.
  ドアが開(ひら)く: Cửa đang mở.
12.車をぶつける: Đâm xe vào...
  車がぶつかる: Xe bị đâm.
13.宿題(しゅくだい)を増(ふ)やす: Tăng lượng bài tập về nhà.
  留学生(りゅうがくせい)が増(ふ)える:Số lượng lưu học sinh đang tăng lên.
14.機械(きかい)で雪(ゆき) を降(ふ)らせる: Dùng máy để dỡ tuyết
  雨(あめ)が降(ふ)る: Mưa rơi
15.荷物を減(へ)らす: Giảm lượng đồ đạc.
  お腹が減(へ)る: Đói bụng
16.スプーンを曲(ま)げる: Bẻ cong thìa.
  道が曲(ま)がる: Rẽ.
17.言葉(ことば)を交(まじ)える:Thay đổi ngôn ngữ.
  外国人(がいこくじん)と交(まじ)わる: Giao lưu, trao đổi với người nước ngoài.
18.コーヒーに牛乳を混(ま)ぜる:Pha sữa vào cà phê
  色々な味が混(ま)ざる: Nhiều mùi vị được trộn lẫn với nhau
19.電話番号(でんわばんごう)を間違(まちが)える: Gọi nhầm, bấm nhầm số điện thoại.
  電話番号が違(ちが)う: Số điện thoại bị nhầm, bị sai.
20.ゴミをまとめる: Gom rác, tập hợp rác
  チームがまとまる: Nhóm được tập hợp lại
21.時計の針を回(まわ)す: Vặn kim đồng hồ.
  時計の針が回(まわ)る: Kim đồng hồ được vặn.
22.安(やす)いお店を見(み)つける:Tìm thấy cửa hàng rẻ.
  いい部屋(へや)が見(み)つかる: Phòng tốt được tìm thấy.
23.ニュースを見(み)る: Xem tin tức
  部屋の窓(まど)から月(つき)が見える: Từ cửa sổ phòng có thể ngắm trăng.
24.お仕事(しごと)休(やす)んで迷惑(めいわく)をかける: Vì nghỉ việc nên gây ra phiền phức.
  お仕事休むと迷惑がかかる: Bao nhiêu phiền toái sẽ đến nếu mà nghỉ việc.
25.子供が目を覚(さ)めす;Đứa bé mở mắt.
  朝6時になるとめが覚(さ)める: Cứ hễ đến 6 giờ sáng là tự mở mắt.
26.本(ほん)を棚(たな)へ戻(もど)す:Cho sách về lại giá sách
  先生が教室へ戻(もど)る: Thầy giáo quay trở về phòng học
27.紙(かみ)を燃(も)やす: Đốt giấy.
  布団(ふとん)が燃(も)える: Chăn bị cháy.
28.パンを焼(や)く: Nướng bánh mỳ
  パンが焼(や)ける: Bánh mỳ được nướng.
29.紙を破(やぶ)る:Xé rách giấy
  紙が破(やぶ)れる: Giấy bị rách
30.服(ふく)を汚(よご)す:Làm bẩn quần áo
  服が汚(よご)れる: Quần áo bị bẩn.
31.お湯(ゆ)を沸(わ)かす: Đun nước nóng
  お湯が沸(わ)く: Nước nóng đang được đun
32.クラスを二(ふた)つに分(わ)ける: Chia lớp thành hai nhóm
  クラスが二つに分(わ)かれる: Lớp được chia làm hai nhóm
33.Trường hợp đặc biệt:
 手紙(てがみ)を渡(わた)す: Trao thư
  電車(でんしゃ)が橋(はし)を渡(わた)る: Tàu đi ngang qua cầu.
34.窓(まど)のグラスを割(わ)る: Làm vỡ kính cửa sổ
  窓のぐらすが割(わ)れる: Kính cửa sổ bị vỡ.
35.洗(あら)う前(まえ)に服(ふく)を浸(つ)ける: Ngâm quần áo trước khi giặt.
  私はお風呂に浸(つ)かる; Tôi được ngâm mình trong bồn tắm.
以上



Du Học Nghĩa Lĩnh
Du Học Nghĩa Lĩnh

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Tự động từ và Tha động từ trong tiếng Nhật - P1

Tự động từ (自動詞:じどうし):Là động từ không tác động vào đối tượng nào cả, tự bản thân động từ nó mang ý nghĩa như thế và thường đi với trợ từ 「が」。Tự động từ tiếng Nhật có thể được tạo ra bằng thể sử dịch (使役形:しえきけい) nữa.
Tha động từ (他動詞(たどうし: Là động từ tác động vào đối tượng khác, và thường đi với trợ từ 「を」để tác động.
Tự động từ và tha động từ thường đi theo cặp với nhau và để tránh nhầm lẫn, mình nghĩ các bạn nên học ý nghĩa của động từ đó thì sẽ dễ phân biệt hơn.

1。ドアを開(あ)ける:Mở cửa
  ドアが開(あ)いてる : Cửa mở
2.ドアを閉(し)める: Đóng cửa
  ドアが閉(し)まってる: Cửa đóng
3.切手(きって)を集(あつ)める: Tập hợp, thu thập tem.
  人が集(あつ)まる: Người đang tụ tập, tập trung
4.才能(さいのう)を生(い)かす: Phát huy tài năng
  魚が生(い)きている:Cá sống
5.塩(しお)を入(い)れる: Bỏ muối, cho muối vào...
  ゴミが入(はい)る:Rác, bụi bay vào.
6.車(くるま)を動(うご)かす: Di chuyển ô tô
  機械がいている。: Chiếc máy này đang hoạt động, đang được vận hành.
7.女の子(おんなのこ)を生(う)む:Sinh bé gái
  女の子が生(う)まれる: Bé gái được sinh ra, bé gái chào đời.
8.本(ほん)を売(う)る: Bán sách
  本がよく売(う)れる: Sách được bán chạy.
9.午後5時に仕事を終(お)える:Xong, kết thúc công việc lúc 5h chiều.
宿題を終わらせた:Đã hoàn thành xong bài tập về nhà.
  午後5時までに仕事が終(お)わる:Đến tận 5h chiều công việc mới xong, mới kết thúc.
10.会議(かいぎ)の時間(じかん)を遅(おく)らせる: Làm trễ thời gian cuộc họp
  電車が遅(おく)れる: Tàu điện bị trễ, tàu điện đến trễ.
11。朝5時に私を起(お)こしてね: Đánh thức tôi, gọi tôi dậy lúc 5h sáng nhé.
  朝5時に子供が起(お)きる: Đứa bé ngủ dậy lúc 5h sáng.
12.ボールを落(お)とす: Đánh rơi, làm rơi bút.
  秋葉(あきば)が落(お)ちる: Lá thu rơi.
13.枝(えだ)を折(お)る: Làm gãy cành cây.
  枝が折(お)れる: Cành cây bị gãy.
14.荷物(にもつ)を降(お)ろす: Dỡ đồ, bỏ đồ xuống....
  客(きゃく)が降(お)りる; Hành khách bước xuống
15. 電話(でんわ)をかける: Gọi điện đến...
  電話がかかる: Có điện thoại gọi đến.
16.ソースをかける: Tưới nước sốt.
  水(みず)がかかる: Nước được tưới, nước tràn vào...
17.部屋を片付(かたづ)ける:Dọn dẹp phòng
  部屋が片付(かたづ)く: Phòng được dọn dẹp
18.夢(ゆめ)を叶(かな)える: Biến ước mơ thành hiện thực
  夢が叶(かな)う: Ước mơ thành hiện thực
19.服(ふく)を乾(かわ)かす: Làm khô , hong khô quần áo
  服が乾(かわ)く: Quần áo được hong khô
20.日(ひ)にちを決(き)める: Quyết định ngày
  日にちが決(き)まる:Ngày được quyết định
21.髪(かみ)を切(き)る: Cắt tóc
  指が切(き)れる: Bị cắt vào tay
22.体(からだ)に気を付(つ)ける: Chú ý sức khỏe
  間違い(まちがい)に気が付(つ)く: Nhận ra lỗi lầm, sai lầm.
23.火(ひ)を消(け)す: Dập tắt lửa
  火が消(き)える: Lửa được dập tắt
24.鞄(かばん)に荷物を込(こ)める: Dồn, nhét đồ vào cặp
  電車が人で込(こ)む: Người đông chật cứng tàu.
25.時計(とけい)を壊(こわ)す: Làm hỏng đồng hồ
  時計が壊(こわ)れる; Đồng hồ bị hỏng
26.針(はり)を刺(さ)す: Xâu kim
  針が刺(さ)さる: Kim được xâu
27.値段を下(さ)げる:Hạ giá xuống
  値段が下(さ)がる: Giá cả hạ
28.値段(ねだん)を上(あ)げる: Tăng giá lên
  値段が上(あ)がる: Giá cả tăng
29.部屋(へや)を明(あか)るくする: Làm cho phòng sáng lên
  部屋が明るくなる: Phòng trở nên sáng lên
30.楽(たの)しい時間(じかん)を過(す)ごす: Trải qua quãng thời gian vui vẻ.
  時間が過(す)ぎる: Thời gian trôi đi
31.子供を育(そだ)てる: Nuôi nấng, chăm sóc trẻ
  子供が育(そだ)つ: Trẻ được nuôi nấng, chăm sóc
32.木を倒(たお)す: Làm đổ cây
  木が倒(たお)れる: Cây bị đổ
33.水を出(だ)す: Lấy nước, cho nước ra.
  水が出(で)る: Nước chảy ra
34.友達(ともだち)を助(たす)ける: Giúp đỡ bạn
  助かる:Được cứu, được giúp đỡ (この事故で助かったのは彼 1 人だった: Có mình anh ta được cứu sống trong vụ tai nạn này)
35.ペンを立(た)てる: Dựng đứng bút. Ngoài ra còn có nghĩa ví dụ lập ( kế hoạch), thành lập ( Công ty,)....
  子供が立(た)つ: Đứa trẻ đang đứng.
36.電気を点(つ)ける: Bật đèn.
  電気が点(つ)いてる; Đèn đang được bật
37.パンにバターを付(つ)ける: Phết bơ lên bánh mỳ
  服(ふく)にゴミが付(つ)く: Bụi dính vào áo.
38.伝言を伝(つた)える: Truyền đạt lời nhắn.
  噂(うわさ)が伝(つた)わる: Tin đồn bị lan truyền.
39.授業(じゅぎょう)を続(つづ)ける: Tiếp tục giờ học
  寒(さむ)い日(ひ)が続(つづ)く: Chuỗi ngày lạnh lẽo cứ tiếp diễn
40.荷物を積(つ)む: Chất đống đồ đạc.
  雪が積(つ)もる: Tuyết phủ đầy.
41.針(はり)に糸(いと)を通(とお)す: Luồn chỉ qua kim.
  バスが通(とお)る: Xe buýt đi qua
42.目(め)を閉(と)じる: Nhắm mắt.
  店が閉(と)じる:Cửa hàng đóng cửa
43.荷物を届(とど)ける: Chuyển đồ đạc
  荷物が届(とど)く: Đồ đạc được chuyển đến.
44.紙飛行機(かみひこうき)を飛(と)ばす: Cho máy bay giấy bay lên.
  飛行機が飛(と)ぶ: Máy bay cất cánh.
45.車(くるま)を止(と)める: Đỗ xe.
  電車が止(と)まる: Xe điện được dừng lại, đỗ lại.
46.服のボタンを外(はず)す:Cởi, mở cúc áo.
  服のボタンが外(はずれる: Cúc áo bị rơi, bị mở.
47.文章(文章)を直(なお)す:Sửa bài viết
  故障が直(なお)る: Chỗ hư hỏng đã được sửa.
48.風邪(かぜ)を治(なお)すには、休養(きゅうよう)が一番(いちばん): Để khỏi cúm thì nghỉ ngơi là quan trọng nhất.
  薬(くすり)を飲(の)んだら、すぐに風邪が治(なお)る: Sau khi uống thuốc xong thì khỏi cảm cúm luôn.
49.財布(さいふ)をなくす; Làm mất, đánh mất ví.
  財布がなくなる: Ví bị mất.
50.音楽(おんがく)を鳴(な)らす: Mở nhạc, phát nhac
  電話のベルが鳴る: Tiếng chuông điện thoại reo
51.体を暑さに慣(な)らす; Cho cơ thể làm quen với cái nóng
  体が暑さに慣(な)れる:Cơ thể đã quen với cái nóng.
52.本を並(なら)べる: Sắp, bày sách.
  人が並(なら)ぶ: Người đứng xếp hàng
53.声を似せる: Bắt chước, giả giọng.
  顔が似る: Mặt giống với....


TOBE CONTINUE...........................
DU HOC NGHIA LINH
Du học Nghĩa Lĩnh

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Tin vui cho người lao động Nhật Bản 2016

Tỷ giá tiền Yên Nhật Bản ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập gửi về cho gia đình của bộ phận xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định Yen Nhật 'vượt mặt' USD để tỏa sáng trong năm 2016.

Cụ thể:
Đồng loạt nhiều ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ cho rằng nội tệ Nhật Bản sẽ vượt xa các đồng tiền khác, sẵn sàng“đoạt ngôi” đồng tiền diễn biến tốt nhất mà USD đang nắm giữ vào năm sau.

Theo Bloomberg, chấm dứt đợt sụt giá đến 40% so với đô la Mỹ trong vòng 4 năm qua, yen Nhật (JPY) trong năm 2016 đủ lực để vượt xa tất cả các đồng tiền khác. Tăng trưởng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bớt khả năng làm suy yếu tỷ giá thông qua gói kích thích tiền tệ, thay vào đó, chính phủ sẽ ngày càng dựa nhiều vào chi tiêu và cải cách để thúc đẩy nền kinh tế.
Du học Nghĩa Lĩnh
Du học Nghĩa Lĩnh-Kinh tế nhật bản sẽ ổn định trong năm 2016?

So với tháng 9 vừa qua, hiện giờ có gấp đôi số chuyên gia dự báo JPY sẽ leo đến 120 JPY ngang giá 1 USD vào cuối năm 2016. Dù vậy, quan điểm chung của giới chuyên gia tài chính hiện giờ vẫn là nội tệ Nhật Bản sẽ ở cận mức thấp nhất trong vòng 13 năm, với 125,86 JPY đổi được 1 USD hồi tháng 6. Hôm 8.12, 123,16 JPY ngang giá 1 USD.

Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là trọng điểm trong các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam. Trong hai năm trở lại đây, lượng lao động nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản tăng rất nhanh và 2016 dự kiến tiếp tục đà tăng trưởng này.

Đón nhận tin vui này, chắc chắn nhiều bạn lao động đang làm việc ở xứ hoa anh đào sẽ thêm phần lạc quan.

Từ ngày 9/12/2015, tỷ giá Yên Nhật so với Việt Nam đồng vượt mức 185vnđ/Yên, đạt đỉnh sau hơn 1 năm qua, đây là tín hiệu rất khả quan về đồng tiên Yên Nhật Bản.

Hướng dẫn sử dụng cây ATM tại Nhật Bản


Khi sống ở Nhật, bạn sẽ phải làm quen với việc chuyển và nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, rất tiện lợi, an toàn và nhanh chóng.
1 số từ vựng về ngân hàng: 
通帳(つうちょう): sổ ngân hàng 
キャッシュカード;thẻ ngân hàng
Có thể sử dụng cả sổ hoặc thẻ khi muốn rút hay chuyển tiền....
口座番号(こうざばんごう): mã tài khoản
店番(てんばん):mã chi nhánh
本店(ほんてん): chụ sở chính
支店(してん): chi nhánh
発行年月(はっこうねんげつ): ngày tháng phát hành thẻ
Các nút ấn trên màn hình
通帳記入(つうちょうきにゅう):ghi chép các giao dịch đã diễn ra vào sổ ngân hàng
お引き出し(ひきだし):rút tiền
お預(あず)け入(い)り:Đút tiền vào tài khoản
お振り込み(ふりこみ): chuyển tiền (có thể chuyển cho các tài khoản thuộc ngân hàng khác)
お振り替え(ふりがえ): chuyển tiền trong cùng 1 ngân hàng
手数料(てすうりょう): phí chuyển tiền
残高照会(ざんだかしょうかい): xác nhận số tiền còn dư trong tài khoản
Các từ liên quan:
取引(とりひき): giao dịch
金額(きんがく): số tiền
硬貨(こうか): tiền xu
紙幣(しへい):tiền giấy

Du học Nghĩa Lĩnh
Du Học Nghĩa Lĩnh

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

My number_ Du học nhật bản

*** Đây không phải là điều gì mới mẻ cả. Quản lý thuế, quản lý bảo hiểm xã hội thì người Nhật cũng đã có thể quản lý ở chừng mực rồi. Con cá của mẻ lưới này đương nhiên không phải là du học sinh (chỉ là ruồi muỗi mà thôi), thậm chí không phải là truy thu thuế thu nhập, mà được nhiều người Nhật cho là chính là hàng triệu người Nhật với không ít tài sản khổng lồ ngoài thu nhập. Chính phủ Nhật nói rằng muốn có cơ chế quản lý con người chặt hơn nữa để thu thuế thu nhập, để tăng thuế tiêu dùng… Nhưng cơ chế là một chuyện, còn quản lý hay không và bên dưới thực thi như thế nào lại là chuyện khác. Sau này có thể họ sẽ dùng My Number để quản lý sang cả các lĩnh vực khác nữa nhưng phải sửa luật đã, mà chắc chắn người dân Nhật vốn sợ lộ thông tin cá nhân cực kỳ sẽ chống quyết liệt trước khi luật được thay đổi.



*** Sẽ được ai sử dụng? Đương nhiên là Cục Thuế, các cơ quan an sinh xã hội. Còn cảnh sát và Cục Nhập cảnh cũng phải có vấn đề gì đó nghi ngờ thì họ mới điều tra từ con số này. Thế nên ai đó nói rằng ra siêu thị mua hàng, chỉ một cái quẹt là các thông tin cá nhân bị hiện ra, thực là lo sợ hơi ngớ ngẩn. Ai cho phép các bà nội trợ làm arubaito ở siêu thị xem gì thông tin cá nhân người khác đơn giản vậy? Ai cho phép các máy móc ở siêu thị được đọc dữ liệu mã hoá như vậy? Các công ty thuê người lao động, nếu họ không nhập My Number vào hệ thống chi trả lương, ví dụ lương trao tay chẳng hạn, thì Cục Thuế không có con số, Cục Nhập Cảnh cũng không tính ra thu nhập được (tất nhiên nếu điều tra cặn kẽ thì vẫn ra ^^). Như vậy mọi việc vẫn tương tự như từ trước đến giờ, dù rằng cơ chế điều tra về mặt nguyên tắc có dễ dàng hơn. Thực ra, nếu Cục Nhập Cảnh mà muốn và đủ người thì từ trước họ cũng đã có thể truy ra du học sinh làm bao nhiêu tiếng. Nhưng để truy ra ngần ấy người, với đầy đủ chứng cứ chặt chẽ thì chắc chắn họ không đủ nhân lực. Có My Number, họ sẽ dễ điều tra hơn thôi, nhưng như đã nói ở trên, phải có sự nghi ngờ đã. Nói vậy không phải là để khuyên các du học sinh cứ làm thêm đi đừng sợ, vì khả năng bị tóm có thể là cao hơn, mà nếu để cho họ tóm thì cứ luật là họ làm thôi. Kheo khéo vào, đi học chăm chỉ vào, thành tích học tập hơn trung bình là sẽ ok thôi. Mà nói thực, ai chỉ chăm chăm đi làm trong 2-4 năm mà không học thì chỉ là đốt sức khoẻ và những cơ hội học tập tuổi trẻ của mình mà thôi. Nhưng ai dại thì tự chịu thôi, có ai tuổi trẻ mà nghe một cách ngoan ngoãn đâu. Hôm nọ ai nói “đất không chịu trời thì trời phải chịu đất”, đúng thật. Còn về con số 28 tiếng/tuần, nó có ý nghĩa gì với du học sinh? 4 tiếng làm việc 1 ngày là vừa đủ để học. Ai chăm học hoặc khi học thi chẳng hạn thì 4 tiếng còn là quá nhiều. Nhiều người ở chính group này đã nói làm việc 28 tiếng cũng kiếm đủ để sinh hoạt tối thiểu và đủ tiền học.
Chỉ vì bị dụ dỗ là đi du học kiếm tiền gửi về mà học sinh VN mới đổ xô sang Nhật, chứ nhìn một cách khách quan, ít có nước phát triển nào mà học sinh đi học không cần hoặc cần ít tiền nhà gửi qua như nước Nhật này. Nói tóm lại, My Number không phải là con ma nhưng những ai định đi du học kiếm tiền thì nên nghĩ lại. Và stop những bài doạ nạt nhau bằng My Number nữa đi nhé."

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Du học sinh Nhật bản chia sẻ kinh nghiệm


Khi công cuộc đổi mới kinh tế, thị trường du học Nhật Bản đang bắt đầu đẩy lên cao trào thì có không ít những công ty đứng ra tuyển sinh và đưa sinh viên sang nhật du học kiểu vừa học vừa làm với thu nhập cao ngất ngưởng, còn có nhiều công ty khẳng định một câu chắc nịch rằng thu nhập của du học sinh ít nhất phải là 40 triệu trên 1 tháng chỉ với những việc làm thêm như : phụ bàn nhà hàng, rửa chén bát, trồng rau…

Nhưng liệu những lời mời đó có đúng sự thật hay không ? Liệu rằng sau khi sang nhật học tập các bạn có kiếm được việc làm với mức lương mà các công ty đó đã hứa hay không ? Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút để thấy được cuộc sống của du học sinh bên nhật là như thế nào, thực hư có đúng như lời đồn đại không nhé.

Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi đã nắm bắt được một vài thông tin mà các bạn du học sinh nhật bản chia sẻ, đặt biệt là những bạn đã ở bên nhật nhiều năm. Trong đó ấn tượng nhất là dòng chia sẻ của một bạn du học sinh năm thứ 4 bên nhật với nick name  “Ái Linh” , bạn nữ này đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình như sau :

“Mình có đọc một số bài báo viết rằng cuộc sống của du học sinh việt nam sau khi sang nhật khổ ải lắm, phải cày bừa như trâu, nào là ” bát cơm chan đầy nước mắt” hay đại loại như ” du học sinh Việt sang nhật hành nghề ăn cắp vặt” mình thì chưa biết các bạn ở vùng khác như thế nào, riêng mình và các bạn mà mình quen biết cùng khu vực Tokyo thì chưa hẳn đã như báo viết, mình đã sang nhật được 4 năm, hiện tại cuộc sống của mình rất tốt, tuy có vất vả một chút nhưng bù lại mình có thể tự lập, kiếm được số tiền không phải quá lớn nhưng cũng không phải nhỏ, để có thể trang trải một phần cuộc sống. Bên cạnh đó đều đặn cứ khoảng 4 đến 5 tháng mình lại dành dụm được chút tiền để gửi về quê phụ giúp bố mẹ…”

Trong đó bạn Ái Linh  còn chia sẻ thêm:

“Mình đã lựa chọn đi du học Nhật Bản bởi mình cảm thấy vô cùng yêu thích và muốn tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách sống ở nhật bản. Mình cũng muốn học hỏi thêm rất nhiều kiến thức ở một nước có nền giáo dục hiện đại và tiên tiến, trong cả cách đào tạo và quy mô đào tạo. Hiện tại mình một ngày chỉ học mấy tiếng buổi chiều, còn lại buổi sáng mình tranh thủ đi làm thêm khoảng 4 tiếng, và sau khi đi học buổi chiều xong thì lại tranh thủ đi làm thêm vao buổi tối. Nơi mà mình chọn lựa để làm thêm đó là một nhà hàng, không quá sang trọng nhưng rất đông khách, vì mình biết tiếng nhật khá nhiều lên công việc cũng không có gì trở ngại, tuy cuộc sống có vất vả, cả ngày chỉ cắm cổ đi làm, nhưng có như vậy mình mới thấy quý trọng đồng tiền, có như vậy mới đào tạo lên một con người cứng rắn, kiên trì tự lập, không ngại khó khăn, điều mà các bạn sinh viên học tập ở Việt Nam là chưa có cơ hội để trải nghiệm…”

Theo những gì mà bạn Ái Linh chia sẻ thì cuộc sống của các du học sinh tại nhật tuy rằng có hơi vất vả một chút nhưng dù sao các bạn cũng gặt hái được rất nhiều thành quả, mà lớn nhất theo tôi thì có lẽ là khả năng sống tự lực, khả năng tư duy, và một bầu kiến thức rộng lớn cũng như kinh nghiệm thực tế mà các bạn đã và đang trải qua. Tuy nhiên đó mới chỉ là một khía cạnh mà thôi, cũng không ít các bạn du học sinh đang ” kêu la ầm ĩ ” chỉ vì cuộc sống quá khó khăn, tiền kiếm được không đủ trang trải cuộc sống chứ đừng nói là gửi về cho gia đình.

Tuấn Đức – Một du học sinh năm thứ 2 tại Nhật bản có chia sẻ những ý kiến trái ngược hoàn toàn với những gì mà bạn Ái Linh đã nói :

“Mình được biết hiện tại ở Việt Nam đang có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên có ý định đi du học nhật bản, các bạn hãy tỉnh táo mà suy xét, cuộc sống bên này không phải màu hồng như các bạn nghĩ đâu. Các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đi, cuộc sống quá khó khăn, hàng ngày tôi chứng kiến cảnh một số bạn Việt Nam phải “đá vé tàu”, nhiều bạn khác thì lấy cắp đồ trong siêu thị… mất hết niềm tin, tôi òa lên khóc! Chắc hẳn đến bây giờ mỗi người trong chúng ta đều nghĩ rằng đi du học là sướng, nghĩ đến viễn cảnh tốt đẹp khi quyết định đặt chân đến một đất nước xa lạ. Và tôi cũng không nằm ngoài cái suy nghĩ đa phần đó…”
Tuấn Đức có chia sẻ thêm :
” Nhưng đúng thật là hi vọng bao nhiêu thì khi đặt chân sang Nhật, tôi lại thất vọng bấy nhiêu. Bao nhiêu niềm tin cũng tôi bỗng dưng tan biến, tôi òa lên và khóc! Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh và nghĩ xem chuyện gì đang xảy ra với mình. Và tôi thật không tin nổi khi mình lại vấp phải khó khăn ngay khi vừa đến, nghĩ đến cái cảnh mà tôi và các bạn bị lừa trong suy nghĩ của tôi lúc đó là chỉ muốn mua vé máy bay để về Việt Nam và làm ầm lên với công ty đó… sau khi sang nhật tôi đã không kiếm được việc, không thể tự làm ra tiền trong khi số tiền gia đình đưa cho để mang sang đã tiêu gần hết, cuộc sống trở lên thật bế tắc, và tôi không biết phải đối mặt với nó như thế nào nữa.trong khi công ty mô giới thì bỏ mặc… Không chỉ có tôi mà còn rất nhiều bạn đi cùng tôi nữa, thật sự không biết phải đối phó với tình huống trước mắt ra sao, cũng không giám gọi điện về cho gia đình, sợ mọi người sẽ lo lắng. Và rồi chúng tôi quyết định cầu cứu sự giúp đỡ của cộng đồng du học sinh việt nam ở bên đây. Chúng tôi thật may mắn khi có các anh chị tìm đến để nói chuyện, động viên và an ủi, cũng như định hướng, để chúng tôi yên tâm hơn…”

Với những chia sẻ trái chiều như vậy thì các bạn nên tin vào đâu ? Khi đọc đến đây có lẽ các bạn học sinh, sinh viên đang nhen nhóm cho mình ý định sang Nhật sẽ rất hoang mang và nhụt chí. Nhưng, các bạn hãy thận trọng và suy xét, bởi đó cũng chỉ là những ý kiến riêng, nhỏ lẽ của những cá nhân, chưa được xác thực.
Vậy nếu bạn là người có ý định đi du học thì bạn sẽ phải làm gì ?
– không ngừng tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi quyết định, đừng vì một số tin xấu mà vội nhụt chí,cũng đừng vì một số ý kiến toàn là màu hồng mà thành ra hoang tưởng.
– Xác định rằng sang nhật là các bạn phải tích cực học tập cũng như làm việc. Không riêng gì ở bên nhật, mà ngay ở Việt Nam cũng vậy thôi, nếu bạn không cố gắng chắc chắn bạn sẽ bị đào thải. Không nói đâu xa xôi, đơn cử ở Việt Nam mình thôi, cũng cùng là các bạn sinh viên vừa mới ra trường, tại sao có những bạn lại có việc làm ngay với mức lương cũng không tệ, nhưng tại sao có những bạn luẩn quẩn 2 3 năm sau vẫn chưa có được việc làm ổn định ? Tất cả đều do sự quyết tâm và cố gắng không ngừng của các bạn.
– khi còn ở việt nam, hãy bớt chút thời gian chơi bời để tập chung cho việc học tiếng, bởi tiếng nhật là điều kiện tiên quyết để bạn bước đến thành công sau khi sang nhật.Nguyên nhân vì sao mà tôi nói vậy, các bạn cứ đọc tiếp rồi sẽ rõ.
Nguyên nhân vì sao các bạn không tìm được việc làm thêm ?
– khả năng tiếng nhật của các bạn quá tệ : vậy thì lấy lý do gì để người ta thuê bạn làm việc ? bạn tài giỏi hay bạn quá xuất sắc… quên đi, chắc chắn sẽ không có chuyện đó xảy ra, bởi người nhật họ rất thực dụng, thuê một người khả năng tiếng nhật còn non kém thì thử hỏi sẽ làm được những gì ?  . Nếu không biết tiếng nhật tốt, đồng nghĩa với việc bạn chả làm được gì, xin việc ở đâu cũng không được, từ đó đâm ra suy nghĩ chán nản và tiêu cực.
– kỹ năng mềm của các bạn chưa thực sự thuyết phục : Các bạn nên chú ý một điều đó là có thể xin được việc hay không quyết định tất cả ở khâu phỏng vấn. Hãy tỏ ra tự tin và ăn nói lưu loát, đừng rụt rè quá, họ sẽ đánh giá bạn không tốt, đó cũng là nguyên nhân chính để bạn có thể kiếm được một công việc làm thêm như ý.
– Bạn chưa thực sự cố gắng : điều này thì chắc không cần phải nói quá nhiều, bởi cho dù bạn sống ỏ bất cứ nơi đâu thì sự cố gắng và quyết tâm cao vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
– bạn chưa đủ trung thực đến người ta có thể chọn lựa : có một số bạn sau khi kiếm được việc làm thêm, nhưng vì những tật xấu như thiếu trung thực, hay vì một vài lợi ích nhỏ mà hoa mắt làm liều, ăn cắp vặt… mất lòng tin của chủ, hậu quả thế nào thì chắc các bạn cũng hiểu.
Để có được việc làm thêm khi đi du học nhật cũng không phải là điều quá khó khăn, bởi hầu như các công ty tuyển sinh du học nhật uy tín là họ cũng có liên kết với văn phòng bên nhật để hỗ trợ các bạn mới sang, nhưng đừng bao giờ bạn ỉ lại vào điều đó mà không ngừng cố gắng. Không gì bằng tự làm cho mình, chính vì vậy hãy thật quyết tâm để có được một ngày mai tươi sáng bạn nhé.
Đến đây thì chắc hẳn các bạn cũng hiểu ý tôi muốn nói qua bài viết này là gì rồi đúng không nào ? Du học nhật bản không hẳn là mù quáng như nhiều người đã nói, nhưng cũng không hẳn là màu hồng. Cuộc sống của bạn khó khăn hay vui vẻ tất cả đều là do bạn mà ra.
Các bạn du học sinh Việt Nam đang sinh sống tại nhật, hay những bạn đang chuẩn bị đi, hãy cố gắng quyết tâm hơn nữa, cho dù con đường du học là rất gian nan, nhưng đổi lại bạn sẽ có rất nhiều bài học quí giá mà có tìm kiếm cả đời cũng chưa chắc có được.
Cuộc sống thường ngày ở trung tâm shinjuuku
Du học Nghĩa Lĩnh

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Cẩm Nang Du học Nhật Bản

Cẩm nang du học Nhật Bản: ba điều cơ bản của du học sinh bạn cần biết khi đi du học Nhật Bản
Nhật bản là một đất nước có nền kinh thế phát triển và một nền giáo dục hàng đầu thế giới. Bên cạnh tính kỷ luật và sự chuyên nghiệp ttrong công việc người Nhật còn tự lực, tự cường và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Do vậy, ngày nay Nhật bản là quốc gia tiếp nhật hàng năm hàng ngàn lượt du học sinh từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt nam. Du học Nhật bản 2016 được nhiều bạn trẻ khao khát và phấn đấu được học tập, sinh sống và làm việc tại đất nước mặt trời mọc này.
Trước khi đi du học các bạn cần có kiến thức nền tảng chắc chắn về nơi mình cần đến và muốn đến. Môi trường cuộc sống, học tập, công việc, nghành học như thế nào để có thẻ chuẩn bị hành trang tốt nhất cho một giao đoạn mới, giai đoạn làm nên lịch sử và tạo nên tương lai của mỗi người.
Bạn chọn du học Nhật bản 2016 và Nhật là đất nước bạn sắp đặt chân đến bạn nên chú ý những điều này để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.
Du học Nghĩa Lĩnh


Việc tiếp nhận du học sinh đối với chính phủ Nhật bản
Là một quốc gia khá nghiệm ngặt và quản lý rất chặt chẽ về việc làm thủ tục cấp và gia hạn visa cho người nước ngoài. Nhưng trong những năm gần đây, du học nhật bản 2016 được mở rộng không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia khác trên thế giới. với mục tiêu 300.000 du học sinh tại Nhật vào năm 2020 chính phủ nhật mở rộng nhu cầu được cấp visa cho các bạn trẻ có mơ ước được học tập, trải nghiệm và cống hiến tại quốc gia này. Do vậy, chính phủ Nhật có những thủ tục đơn giản hơn cho du học sinh được cấp visa đến với đất nước này.
Du học Nhật Bản vừa học vừa làm cho du học sinh:
Đây là cơ hội mở rộng cho các bạn khi học tập tại đây. Nhật bản là đất nước có mức sinh hoạt phí, đi lại và chi tiêu ăn uống đắt đỏ. Do vậy, đi học, làm thêm và xin cấp học bổng là giải pháp và mục tiêu của nhiều du học sinh để giải quyết vấn đề về tài chính trong suốt những năm đi học.
Hơn nữa, du học Nhật Bản vừa học vừa làm 2016 không chỉ giúp các bạn du học sinh có thể kiếm thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống mà cơ hội làm iệc 4h/ngày thường và 8h/ngày nghỉ thứ bẩy và chủ nhật còn giúp các bạn có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi thêm rất nhiều kinh nghiệm làm việc của người Nhật. từ nếp sống đến lối sinh hoạt thường ngày để thích nghi, sự giao tiếp nâng cao vốn Nhật ngữ được đánh giá cao và điển hình cho việc đi làm thêm này. Bạn được gặp gỡ và giao tiếp hàng ngày với người bản xứ sẽ cơ cái nhìn đa chiều và mở rộng hơn cho cuộc sống cũng như công việc của mình sau này.
Những công việc làm thêm phù hợp với sức khỏe, trình độ nhật ngữ và thời gian học tập của mỗi du học sinh. Theo đúng quy định của chính phủ Nhật nếu bạn mắc phải hay tham quá làm thêm bỏ bê học hành có thể bị đuổi học và cho về nước với nền pháp luật chặt chẽ của quốc gia này.

Thành tích du học sinh được đánh giá khắt khe và tỉ mỉ
Mọt nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giớ bên cạnh việc chính phủ Nhật coi trọng và đánh giá thành tích học tập của du học sinh vô cùng khắt khe đảm bảo bạn có một nền tảng kiến thưc vững chắc trước khi ra trường. Bạn phải đảm bảo đầy đủ các giờ học trên lớp trên 90%, không nói chuyện, ăn quà vặt hay sử dụng điện thoại trên lớp. Nếu phạm phải nhiều lần hoặc nghỉ học thường xuyên, quá nhiều dưới 90% có thể bị đuổi học.
Các giảng viên đánh giá cao tinh thần học hỏi, chăm chỉ, cần củ của du học sinh khi đi du học Nhật bản vì vậy bạn cũng cần học bài và làm bài tập đầy đủ, trau dồi thêm tiếng Nhật, chấp hành mọi quy định của nhà trường và lớp học để luôn có thể hòa nhập và có thành tích tốt nhất nhé.

Văn hoá phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Du học Nghĩa Lĩnh

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. 
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
 + Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.alt
 + Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
 + Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
 + Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
 + Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
 + Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.
Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.
Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.
 + Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.
Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. 
Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.
Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cualtộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.
Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.
Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.

Giới thiệu về công ty Nghĩa Lĩnh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA LĨNH

Mã số thuế: 0104646895
Địa chỉ: Tổ 17, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Số TK: 1100110490
Ngân hàng: NH SHB-CN TÂY NAM HÀ NỘI
  • Tên giao dịch: NGHIA LINH IAD., JSC
  • Giấy phép kinh doanh: 0104646895 - ngày cấp: 11/05/2010
  • Ngày hoạt động: 11/05/2010
  • Email: nghialinh@yahoo.com / dh.nghialinh@gmail.com
  • Điện thoại: 04 3764 3415 - Fax: 04 37643415
  • Hotline: 0904 664 458
  • Giám đốc: NGUYỄN HUY THỤ / NGUYEN HUY THU
        Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nghĩa Lĩnh được thành lập tháng 5 năm 2010. Mục tiêu của công ty là hỗ trợ góp phần nối liền mọi khoảng cách giữa hệ thống giáo dục của Việt Nam với hệ thống giáo dục của Nhật Bản. Ban giám đốc của chúng tôi là những người đã và đang sống - học tập - làm việc tại Nhật bản nên chúng tôi thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thuận lợi và những mong muốn của các bạn học sinh khi đi Du học Nhật Bản


     Với phương châm hoạt động “Uy tín – Tận Tâm – Trách nhiệm” trong những năm qua, Công ty tư vấn du học Nghĩa Lĩnh đã tạo lên một hệ thống chuẩn mực,trực tiếp trong lĩnh vực Tư vấn Du học Nhật Bản và có mối quan hệ sâu sắc với các trường Nhật ngữ tại Nhật Bản.
        Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Trung tâm Tư vấn Du học Nghĩa Lĩnh chúng tôi đang và tiếp tục phấn đấu trở thành địa chỉ uy tín duy nhất của học sinh khi muốn tham gia chương trình du học và làm việc ở Nhật Bản trong những năm tiếp theo.
         Vậy lý do gì khiến các bạn học sinh chọn Trung tâm Du Học Nghĩa Linh như là địa chỉ uy tín duy nhất tại Việt Nam khi muốn đăng ký Du học Nhật Bản?

+ Hướng dẫn làm hồ sơ nhanh chóng và chính xác.
+ Được tư vấn chọn trường học phù hợp với khả năng tài chính và học lực.
+ Khả năng nhận được Visa du học Nhật Bản đạt 100%.
+ Hỗ trợ việc làm thêm cho du học sinh trong quá trình học tập tại Nhật Bản.
+ Giới thiệu việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp.
+ Hướng dẫn thủ tục xin định cư tại Nhật sau khi tốt nghiệp.

NẾU BẠN THẤY CÓ BẤT CỨ THẮC MẮC NÀO CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY HÔM NAY. CHÚNG TÔI SẼ PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH VÀ YẾU CỦA CÁC BẠN ĐỂ CÁC BẠN CÓ MỘT SỰ LỰA CHỌN THÀNH CÔNG NHẤT CHO BẢN THÂN VÀ TƯƠNG LAI CỦA CÁC BẠN.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nghĩa Lĩnh 
Add:      Số nhà 24, Tổ 17, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 
Tel:       0437643415
Fax:      0432123657
Mail:    dh.nghialinh@gmail.com