Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Cảnh báo người Việt ăn cắp vặt tại Nhật


82

Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.

Mới đây trên cộng đồng người Việt Nam tại Nhật nổi lên một câu chuyện, đó là 3 em sinh viên cùng sống với nhau trong một căn hộ. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như một ngày nọ, hai em sinh viên trở về nhà và phát hiện ra bạn của mình biến mất, cùng rất nhiều tiền bạc và đồ đạc quý giá trong nhà đã “không cánh mà bay”.
Hai em cố gắng liên lạc với bạn đó qua điện thoại, qua tin nhắn Facebook nhưng bạn đều không hồi âm và cuối cùng bạn chặn luôn cả số điện thoại cũng như tài khoản Facebook của hai em.
Ba em từng cùng quê với nhau, chơi thân nhau và cùng lên kế hoạch rủ nhau đi du học Nhật, và kết quả cuối cùng của tình thân đó là hành vi ăn cắp. Số tiền ăn cắp không phải quá lớn, chỉ khoảng 100 nghìn yên, nhưng để kiếm được số tiền đó là cả nửa tháng đi làm mưa nắng sớm tối của các em.
Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven gần ga Chiba tỉnh Chiba một ngày tháng 6/2016. Ông chủ Toyoumi Takeda cảm thấy rất bực mình. Theo quy định của hãng, tất cả đồ ăn thừa trong ngày như bánh, cơm chỉ có thể cho nhân viên ăn tại quầy mà không được phép mang về. Đồ ăn còn thừa sẽ bị buộc phải đi tiêu hủy.
Thế nhưng, những ngày gần đây, không hiểu ai đó đã lấy bánh và cơm hộp mà mỗi ngày ông Toyoumi lại thấy hao hụt đến hơn 20 hộp bánh và cơm các loại. Không muốn làm nhân viên của mình mất mặt, ông đã nhắc chung các nhân viên về việc không được phép lấy đồ thừa của cửa hàng. Ngay cả khi đã nhắc như vậy, đồ vẫn tiếp tục bị lấy mất, nhưng hỏi thì không ai nhận trách nhiệm.
Cực chẳng đã, ông chủ người Nhật đành phải mở camera theo dõi thì phát hiện ra thủ phạm chính là một cô nhân viên người Việt Nam. Trước đó, cô nhân viên này đã được chiếu cố vào làm vì tiếng Nhật của cô rất kém. Ông chủ cuối cùng đành phải chọn cách nói chuyện riêng với cô để cảnh cáo cô không được tiếp tục ăn cắp, nếu không ông sẽ đuổi việc.
Ngay chính trong cuộc nói chuyện này, cô cũng khiến ông cảm thấy khó chịu vì cô khăng khăng nói là cô từng làm ở nhiều cửa hàng tiện lợi khác, nhân viên vẫn được mang đồ ăn thừa về nhà. Ông chủ cảm thấy thực sự mệt mỏi và cho cô gái lựa chọn cuối cùng, đó là nếu một lần nữa cô bị bắt gặp ăn cắp đồ ăn thừa, cô sẽ bị đuổi việc.
Tỉnh Saitama ngoại thành Tokyo là một lựa chọn tốt cho những người thu nhập thấp đang làm việc tại Tokyo, trong đó có nhiều sinh viên và người lao động Việt Nam. Giá thuê nhà tại Saitama chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với nội vùng Tokyo. Chính vì thế, có nhiều thời điểm trên các chuyến tàu từ Tokyo về Saitama, người ta ngỡ như mình đang sống ở Việt Nam vì xung quanh có quá nhiều người Việt.
Nhưng đi cùng với đó là những câu chuyện đáng buồn. Cách đây khoảng 2 năm, đi khắp Saitama không bao giờ có những biển hiệu cảnh cáo hành vi ăn cắp. Nhưng thời gian qua đi, khi người Việt đến Saitama sống ngày một đông, thì biển hiệu cảnh báo về hành vi ăn cắp ngày một nhiều hơn.
Ở trong nước, người tiêu dùng thích sữa bột Nhật, thích tảo Nhật, thích tỏi đen Nhật, thích đồ Uniqlo. Những kẻ ăn cắp bên này đáp ứng đúng các yêu cầu đó và cũng chính vì thế mà các biển cảnh cáo ăn cắp cũng xuất hiện ở chính những quầy chuyên bán các sản phẩm trên.
Hành vi ăn cắp không chỉ dừng lại ở phương diện lẻ tẻ mà hình thành hẳn các băng nhóm chuyên trộm cắp, đi ăn cắp cùng đồng bọn lái ô tô để tẩu thoát cho nhanh, ăn cắp theo đơn đặt hàng. Bởi vậy nên trong rất nhiều vụ bắt giữ gần đây, cảnh sát Nhật tìm được những bản danh sách dài dằng dặc những món hàng được phía Việt Nam đặt hàng, những người Việt bên này nhận đơn rồi ăn cắp để gửi về Việt Nam.
Tuy nhiên không ít người đã sống lâu năm tại Nhật hoài nghi về mối liên hệ giữa các băng nhóm ăn cắp người Việt và đằng sau đó là người Nhật cầm đầu. Trên thực tế, những kẻ thực sự đi ăn cắp là người nước ngoài sẽ bị xử tù rất nặng hoặc trục xuất, thì pháp luật Nhật lại không trừng phạt những người Nhật đứng sau.
Nhiều người cho biết họ từng chứng khiến nhiều vụ việc trong đó người Nhật lái xe chở người Việt đến các siêu thị ăn cắp hàng. Sau đó người Việt được trả công kha khá còn người Nhật ôm hàng đi bán thanh lý. Việc đó không phải mới, thậm chí đã diễn ra suốt nhiều năm, người Nhật lái xe đưa người Việt đi ăn trộm phụ tùng ô tô, tivi, gạo.
Sau đó người Nhật mua lại từ người Việt bằng đơn vị tính theo cân rồi mang đi tiêu thụ. Cần chú ý rằng, các hàng hóa trên không hề được người Việt tại Việt Nam ưa chuộng vì cồng kềnh, phí vận chuyển cao.
Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng người Nhật nào cũng chỉ muốn tiêu thụ hàng hóa có nguồn gốc. Bởi nếu như vậy, các hành vi ăn cắp sẽ không diễn ra trên phạm vi rộng và số lượng nhiều như chúng ta chứng kiến cho đến hiện tại.
Hay như vụ việc 6 người Việt ăn trộm dưa ở tỉnh Chiba mới đây. Với 6 người ăn trộm 110 quả dưa hấu gần đến ngày thu hoạch, chắc chắn ai cũng hiểu họ ăn trộm không phải vì thiếu ăn mà chắc chắn sẽ có hành vi khác đằng sau số lượng dưa lấy lớn đến như vậy.
Người Việt trong nước cũng không bao giờ tiêu thụ dưa hấu Nhật vì đường xa không bảo quản được, chi phí về đến Việt Nam quá lớn. Giá vận chuyển đường hàng không từ Nhật về Việt Nam hiện rơi vào khoảng 220 nghìn đồng/kg mà đa phần không nhận vận chuyển hàng tươi sống, hoa quả cũng cực kỳ hạn chế.
Thông thường ở Nhật, nếu không phải là người Nhật sẽ không bao giờ có thể đưa hàng trực tiếp vào chợ hay các hợp tác xã để bán. Chính vì vậy, những lo ngại về khả năng người Việt bị một số người Nhật xấu xúi giục ăn cắp để họ có nông sản rẻ mang đi kinh doanh kiếm lời không phải không có cơ sở.
Người Việt ở Nhật cần luôn nhớ một điều rằng, pháp luật Nhật chỉ bảo vệ cho người Nhật và với bất kỳ hành vi sai trái nào bị phát hiện, nó đồng nghĩa với việc tương lai của các bạn sẽ chấm dứt, thậm chí các bạn có thể bị cấm quay lại Nhật vĩnh viễn.
Việc các bạn ăn cắp, phạm tội không chỉ ảnh hưởng đến riêng các bạn, mà còn khiến đường sang Nhật của rất nhiều người thế hệ sau trở nên hẹp hơn. Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.

Theo Tri thức trẻ.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Giải đáp thắc mắc du học Nhật Bản Phần II

7.   Hỏi: Chi phí du học tại Nhật Bản giữa các vùng có sự khác nhau hay không? Ví dụ như sống tại Tokyo có đắt đỏ hơn các vùng khác không?

Đáp: Chi phí tại Nhật Bản không có sự khác nhau giữa các vùng, mà chỉ có sự khác nhau giữa các trường. Tùy thuộc mức học phí của các trường đưa ra có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, chênh lệch là không đáng kể. Nếu bạn sống tạiTokyo, mức phí sinh hoạt của bạn sẽ cao hơn khi ban sống tại các vùng khác nhau. 

8.   Hỏi: Vậy nếu tôi không thể xin làm việc tại Nhật Bản hoặc việc làm thêm lương quá thấp không đủ cho tôi trang trải tất cả các chi phí, trong khi đó gia đình tôi không thể chu cấp cho tôi được nữa ,thì tôi phải làm thế nào?

Đáp: Các trường đào tạo tại Nhật cũng giống như một tổ chức kinh doanh. Mà sản phẩm kinh doanh chính là Giáo dục. Họ chỉ có thể duy trì trường, lớp khi bạn đóng học phí cho họ. Do đó hỗ trợ việc làm thêm cho bạn là trách nhiệm của nhà trường nơi bạn theo học. Bởi vì chỉ khi bạn có việc làm thêm ra tiền bạn mới có tiền để nộp học phí cho nhà trường những năm tiếp theo. Bên cạnh đó tất cả các trường chúng tôi hợp tác đều có chính sách đóng học phí 3 hoặc 6 tháng /1 lần bắt đầu từ năm học thứ hai của bạn tại trường. Điều này rất linh hoạt cho bạn một kế hoạch tiết kiệm tiền để nộp học phí. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm về việc làm thêm tại Nhật Bản.


9.  Hỏi: Sau khi học xong Giai đoạn 1. Tôi có phải lên Giai đoạn 2 hay không? Nếu không thi được thì tôi có phải về nước không?

Đáp:  Sau khi bạn kết thúc Giai đoạn 1. Đối với trường Trung cấp, Cao đẳng bạn không phải thi đầu vào. Đối với trường Đại học thì có khoảng 40% là các trường Công lập (được miễn phí 40% – 60% học phí) bạn phải dự thi.(Có nhiều trường Đại học tư sẽ không phải thi mà chỉ phỏng vấn trình độ tiếng Nhật).Ở Nhật cũng duy trì cách học liên thông như VN.Các bạn có thể học từ trung cấp rồi sau đó chuyển tiếp lên Đại Học ngay mà không thông qua Cao Đẳng như VN.Trường hợp đối với các trường công bạn phải dự thi các môn thi là Tiếng Nhật, khoa học tự nhiên(môn lý, hoá, sinh,các bạn sẽ được các trường tiếng Nhật cho ôn luyện thi những môn này) hoặc tiếng Nhật, toán khoa học xã hội (kiến thức tổng hợp về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản và thế giới). Như vậy nếu bạn không thi vào Đại học công lập thì bạn có thể thi vào Đại học Dân lập, Cao đẳng, Trung cấp…

10.  Hỏi: Tôi muốn học nghề hoặc Trung cấp tại Nhật Bản. Vậy có những ngành nghề gì? Thời gian học bao lâu? Sau khi tốt nghiệp tôi có thể ở lại Nhật Bản làm việc hay không? Nếu ở lại làm việc một thời gian tôi muốn học liên thông lên Cao Đẳng, Đại học tại Nhật Bản có được không?

Đáp: Nơi đào tạo nghề trong các trường chuyên nghiệp gọi là trường Trung cấp. Đây là cơ sở giáo dục cung cấp các kiến thức cần thiết, các kỹ năng thực hành trong cuộc sống và nghề nghiệp. Có rất nhiều ngành học để bạn có thể lựa chọn như: y tế, công nghệ, văn hóa, sư phạm, nghiệp vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội, may thời trang, nấu ăn, nông nghiệp, cơ khí, điên dân dụng, xây dựng…và một số ngành nghề khác mà bạn cần học thêm 6 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề như: đạo diễn phim hoạt hình, đạo diễn phim, biên kịch, thiết kế trò chơi, thiết kế nội thất, sửa chữa ô tô, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, bếp trưởng, kiểm toán viên, tiếp viên hàng không, chuyên viên thẩm mĩ, cô nuôi dậy trẻ, phục vụ khách sạn, tạo mốt, chế tác đá quí, thiết kế thời trang, dọn dẹp nhà cửa…

Thời gian học nghề là 2 năm. Một số ngành nghề đặc biệt phải có chứng chỉ hành nghề thì bạn cần học thêm 6 tháng nữa để lấy chứng chỉ.

Sau khi tốt nghiệp bạn hoàn toàn đủ điều kiện để ở lại Nhật Bản làm việc. TRUNG TÂM NGHĨA LĨNH sẽ giới thiệu cho bạn và hướng dẫn hồ sơ thủ tục cho bạn ở lại làm việc.

Sau một thời gian làm việc. Nếu bạn tích đủ số tiền để theo học Đại học, hoặc bạn có mong muốn học Đại học để lấy bằng cấp cao hơn. Bạn có thể đăng kí học liên thông từ 2 – 3 năm để lấy bằng Đại học.

11.  Hỏi: Tôi đã tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại học tại Việt Nam, nếu tôi chỉ muốn sang Nhật Bản học 2 năm Trường tiếng sau đó tôi sẽ đi làm tại Nhật có được không?

Đáp: Vấn đề này của bạn thì không có gì là khó khăn, chỉ cần bạn chuyển visa từ visa đi học sang visa đi lao động là được.
  
12.  Hỏi: Tôi tốt nghiệp Cao đẳng tại Việt Nam. Tôi chưa biết tiếng Nhật. Tôi có thể theo học Cao học tại Nhật Bản được không?

Đáp: Câu hỏi này khá giống với câu hỏi trên. Tuy nhiên do bạn mới tốt nghiệp Cao đẳng nên bạn phải đăng ký thêm khóa học dự bị Cao học 1 năm. Như vậy tổng thời gian để bạn lấy bằng Thạc sĩ sẽ là ( 1 năm 3 tháng đến 2 năm học tiếng Nhật + 1 năm dự bị Cao học + 2 năm Cao học = Thạc sĩ)

13.  Hỏi: Hiện tại tôi đang học năm thứ 2 tại trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam. Nếu tôi đăng ký du học tại Nhật Bản thì khi học xong Giai đoạn 1 (trường tiếng), tôi có thể vào năm học thứ 3 Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản không?

Đáp: Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau: về nguyên tắc thì bạn không được phép nhập học vào năm thứ 3 tại trường Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản do hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật Bản khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể giảm bớt một số môn không phải học nếu mộn học đó có cùng nội dung giảng dạy mà bạn đã theo học tại Việt Nam rồi. Việc đó cũng đồng nghĩa là bạn có thể tốt nghiệp sớm hơn các bạn khác
(Khi đi du học tại Nhật Bản  bạn có thể kiếm việc làm thêm dễ dàng)
  

14.  Hỏi: Trong quà trình học tập hoặc làm việc tại Nhật Bản. Chẳng may tôi bi tai nạn, ốm đau, bệnh tật thì chế độ bảo hiểm đối với tôi như thế nào?

Đáp: Khi bạn không may bị tai nạn ốm đau, bệnh tật thì chế độ bảo hiểm cho bạn là 91% tổng số tiền mà bạn phải chi trả viện phí, thuốc men. Ví dụ: ban bị đau ruột thừa, chi phí khám mổ, chữa bệnh, thuốc men hết tổng trị giá là 100 triệu đồng thì chính phủ Nhật chi trả cho ban 91 triệu đồng, con lại bạn chỉ trả 9 triệu. Đối với trường hợp đặc biệt “chết người” thì mức bồi thường tối đa là 1,000,000 yên/ 1 người = 260 triệu đồng/ người.

15.  Hỏi: Khi tôi đăng ký tham gia chương trình du học Nhật Bản, tôi cần phải có những điều kiện gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Quy trình xử lý hồ sơ du học Nhật Bản ra sao?

Đáp: Điều kiện để bạn đăng kí tham gia chương trình du học Nhật Bản là: tối thiểu tốt nghiệp PTTH, tuổi dưới 32 (không yêu cầu học lực). Có ý chí hoài bão muốn thay đổi cuộc sống bản thân biết vươn lên trong khó khăn.
Hồ sơ du học Nhật Bản của bạn bao gồm:

CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BẢO TRỢ TÀI CHÍNH
 Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải lài Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em… hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình). Giấy chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính (bản công chứng)

Quy trình xử lý hồ sơ:
Bước 1: Nộp các giấy tờ cho Trung tâm tư vấn du học .

Bước 2Trung tâm Nghĩa Lĩnh  liên lạc với trường tiếng Nhật và hẹn ngày phỏng vấn học sinh. Hoc sinh sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn của trường bao gồm thi viết tiếng Nhật và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Sau khi học sinh đỗ phỏng vấn Nhà trường nộp hồ sơ của học sinh lên sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại sở lưu trú.

Bước 4: Nhà trường nộp hồ sơ của học sinh lên sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại sở lưu trú.

Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”

Bước 6: Trường gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “ Giấy yêu cầu nộp học phí”. Hoc sinh tiến hành chuyển tiền nộp học phí sang trường (hoc sinh có thể ủy quyền cho trung tâm nộp hộ)

Bước 7: Trường gửi về “Giấy báo nhập học”, “Giấy chứng nhận lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”

Bước 8TRUNG TÂM DU HỌC NGHĨA LĨNH  nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại  Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.

Bước 9: Học sinh đợi lấy visa ( trong vòng 7 ngày theo quy định của Đại sứ quán Nhật Bản)

Bước 10TRUNG TÂM NGHĨA LĨNH sẽ liên hệ với học viên ngày dự định tới Nhật bản học tập và làm việc.

16.  Hỏi: Tôi có cần phải học tiếng Nhật trước khi đi du học Nhật Bản không?

Đáp: Bạn nên theo học tiếng Nhật tại Việt Nam tối thiểu 6 tháng (song song với quá trình chuẩn bị hồ sơ du học). Việc này sẽ giúp ích cho bạn khi bạn đặt chân đến Nhật Bản là có thể đi làm luôn. Và cũng thuận lợi hơn cho bạn trong quá trình theo học tại Nhật Bản.

17.  Hỏi: Trong thời gian học tập tại Nhật Bản tôi có được về nước thăm gia đình không? Có được mời người thân sang Nhật Bản chơi không?

Đáp: Trong thời gian theo học tại Nhật Bản bạn có thể tranh thủ các kì nghỉ để về thăm gia đình. Một năm học của bạn tại Nhật Bản có 4 kì nghỉ là: nghỉ Xuân, nghỉ Hạ, nghỉ Đông ( tổng thời gian nghỉ khoảng 2 tháng). Tuy nhiên với kinh nghiệm của chúng tôi thì nếu không có việc thật sự cần thiết bạn không nên về nước thăm gia đình vào thời điểm này. Vì đối với các ngày nghỉ bạn được phép đi làm toàn thời gian mà lương lại cao gấp 1,2 lần so với ngày thường. Do đó, thời điểm nghỉ này cũng chính là thời điểm bạn “cày” tiền học phí thích hợp nhất.

Trong thời gian bạn theo học tại Nhật Bản bạn hoàn toàn có thể mời người thân sang Nhật Bản chơi. Thời gian lưu trú cho người thân bạn tại Nhật Bản là không quá 90 ngày.
 18.  Hỏi: Sau khi học xong tôi có thể ở lại Nhật Bản làm việc hay không?

Đáp: Kể từ năm 1977 tất cả các sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp từ bậc Trung cấp tại Nhật Bản cũng được phép ở lại Nhật Bản làm việc. Thời gian ở lại phụ thuộc vào hợp đồng của bạn ký với công ty tiếp nhận bạn. Ví dụ: sau khi tốt nghiệp Trung cấp, bạn xin vào làm việc tại 1 công ty Nhật Bản. Hợp đồng công ty ký với bạn là 3 năm thì Chính phủ Nhật Bản sẽ cấp Visa cho bạn 3,5 năm. Để nếu kết thúc hợp đồng với công ty này mà bạn không muốn làm nữa thì bạn có 6 tháng để kiếm việc khác. Nếu sau 6 tháng đó bạn vẫn không thể tìm được công việc thì bạn phải quay trở về Việt Nam.

19.  Hỏi: Có khó khăn gì khi xin việc làm chính thức tại Nhật Bản sau khi tôi tốt nghiệp từ bậc Trung cấp trở lên tại Nhật Bản?

Đáp:  Nhật Bản là nước có “dân số già”. Do đó họ luôn khuyến khích những bạn trẻ ở lại làm việc. Tất nhiên mức lương mà họ trả cho bạn cũng bằng 70% họ trả cho người Nhật. Ví dụ lương cơ bản của người Nhật là 80 triệu/ 1 tháng thì lương cơ bản của bạn khoảng 56 triệu/ 1 tháng. Do đó cơ hội làm việc đói với bạn là rất lớn. 

20.  Hỏi: Tôi có được ở lại sinh sống và làm việc vĩnh viễn tại Nhật Bản hay không? Có được nhập quốc tịch Nhật Bản không?

Đáp: Sau khi bạn ở lại làm việc tại Nhật Bản được 5 năm. Bạn hoàn toàn có đủ điều kiện xin Visa vĩnh trú tại Nhật Bản (lưu trú vĩnh viễn). Với Visa vĩnh trú bạn hưởng đầy đủ các quyền công dân như 1 người Nhật Bản (trừ bầu cử, ứng cử, thành lập các tổ chức chính trị, tôn giáo). Người Nhật có quan điểm tương đối bảo thủ về vấn đề quốc tịch. Chỉ có 3 trường hợp được cấp Quốc tịch đó là: Kết hôn với người Nhật, tốt nghiệp từ tiến sĩ trở lên tại Nhật, hoặc có công đặc biệt với nước Nhật.
Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại : 0904 664 458 (Cô Hương) hoặc các bạn có thể tới văn phòng của trung tâm : Trung tâm du học nhật Nghĩa Lĩnh, Số 24, tổ 17 phường Phú diễn, Quận Băcs Từ Liêm , Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Giải đáp thắc mắc du học Nhật Bản Phần I

Trong bài viết dưới đây, DU HỌC NHẬT BẢN NGHĨA LĨNH sẽ tổng hợp các vấn đề về DU HỌC NHẬT BẢN như thời gian học tập, chi phí ăn ở, công việc làm thêm....để phụ huynh và học sinh tiện theo dõi.

1.    Hỏi: Xin cho biết ưu điểm của chương trình du học Nhật Bản là gì?

Đáp: Ưu điểm của chương trình du học Nhật Bản chính là “Du học Nhật Bản vừa học vừa làm”. Chương trình này phù hợp với mọi đối tượng. Học phí vừa phải -  Đặc biệt những đối tượng có thu nhập trung bình, có ý chí muốn vươn lên trong cuộc sống.

2.    Hỏi: Tôi có thể đăng kí du học Nhật Bản vào những thời điểm nào trong 1 năm?

Đáp: Du học Nhật Bản 1 năm có 4 kỳ tuyển sinh
 
Kỳ tuyển sinh tháng 01 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 3 tháng)
Kỳ tuyển sinh tháng 04 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm hoặc 2 năm)
Kỳ tuyển sinh tháng 07 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 9 tháng )
Kỳ tuyển sinh tháng 10 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 6 tháng
3.    Hỏi: Tôi bị nhiễm viêm gan B. Vậy tôi có đủ điều kiện tham gia chương trình du học Nhật Bản này hay không?

Đáp: Đây là chương trình du học Nhật Bản chứ không phải là chương trình xuất khẩu lao động. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Có một số lưu ý với những trường hợp nhiễm virut viêm gan B như sau

·         Trong quá trình xin Visa du học Nhật Bản thì không có quy định cấm đối với những đối tượng  này.

·         Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp tại Nhật. Nếu bạn muốn ở lại làm việc thì tùy thuộc vào các công ty bên Nhật có muốn nhận bạn hay không? Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì các công ty quốc doanh Nhật Bản sẽ không nhận những đối tương này vào làm việc. Còn công ty tư nhân thì tùy thuộc vào cách nghĩ của Giám đốc doanh nghiệp đó.

 4.    Hỏi: Vậy tôi sang Nhật Bản sẽ học gì? Làm việc gì? Thời gian học tập như thế nào? Thời gian làm việc ra sao? Những công việc nào tôi được làm tại Nhật Bản? Mức lương mà tôi nhận được khoảng bao nhiêu tiền trong 1 tháng?

Đáp: Câu hỏi này có 6 ý. Chúng tôi xin trả lời lần lượt từng ý sau:

Khi bạn sang Nhật Bản học bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn: 

Giai đoạn 1 bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại học, Cao Học…v.v…từ 1 năm 3 tháng – 2 năm. 

Giai đoan 2 bạn theo học các bậc học Trung Cấp (2 năm), Cao Đẳng (3 năm), Đại học(4- 5 năm), Cao học (2 năm)…v.v…bạn có thể chọn bất cứ chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.

Việc làm của bạn trong thời gian học tập ở Nhât Bản là việc làm thêm. Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, du học sinh được làm thêm 4h/1 ngày thường và 8h/1 ngày thứ 7, Chủ nhật.

Thời gian học tập của bạn 1 ngày là 3 tiếng. Sáng từ 8h- 11h. Chiều  từ  14h – 17h tùy khóa học của trường
Thời gian còn lại bạn sẽ đi làm (Thường sinh viên còn làm thêm về đêm khi đã quen việc, vì lương làm đêm rất cao)

Những công việc bạn làm sẽ như: Đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng giặt là, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong nhà máy chế biến rau, làm việc trong xưởng may, các Trung tâm đóng gói thực phẩm, lau cửa kính các tòa nhà cao tầng, công nhân xây dựng, các xưởng mộc, dọn vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp…

Công việc của bạn được trả lương theo giờ làm việc. Mức lương của bạn nhận được tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật, sự nhanh nhẹn, sức khỏe của bạn. Thông thường dao động từ 900Yên/ 1 giờ – 1.200yen / 1 giờ. Ví dụ mức lương trung bình mà bạn nhận được là 1000 Yên/ 1 giờ, ngày thường bạn làm việc 4 tiếng, ngày thứ 7, Chủ nhật bạn làm 8 tiếng như vậy tổng lương bạn nhận được trong một tháng là (152 giờ * 1000 Yên) = 152,000 Yên/ 1 tháng tương đương khoảng trên 30,000,000 VNĐ/ 1 tháng. (theo tỷ giá ngày 14/08/2016).

(Ưu điểm của du học Nhật Bản là chương trình vừa học vừa làm)



5.    Hỏi: Vậy đi làm thêm có đủ tiền trang trải các khoản như: học phí, ăn, ở, đi lại, tiêu văt, không?

Đáp:
Tiền học của bạn bao gồm (học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm, lệ phí thi…) khoảng 700,000 Yên – 750,000 yên/ 1 năm.

Tiền ăn: Bạn chi phí khoảng 15,000 Yên/ 1 tháng (tự nấu ăn). Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.

Tiền ở: Bạn có thể ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà bên ngoài để ở. Phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 360,000 Yên.

Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại 1 tháng khoảng 15,000 Yên. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
Tổng phí 1 năm của bạn sẽ vào khoảng: 1,420,000 Yên
Tổng thu nhập tối thiểu của bạn trong 1 năm: 150,000 Yên/ 1 tháng * 12 tháng  = 1,800,000 Yên > 1.420.000 Yên.
Như vậy là có thể  hoàn toàn yên tâm với việc làm thêm sẽ đủ cho bạn trang trải toàn bộ chi phí. Đó là chưa kể đến những kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân, nghỉ hạ bạn được phép đi làm toàn bộ thời gian 8h/ 1 ngày. Mức lương cũng thay đổi từ 900 Yên/ 1 giờ lên mức cao hơn nếu khả năng tiếng Nhật của bạn tăng lên. Theo điều tra của chúng tôi thì 100% các bạn học sinh Việt Nam du học tại Nhật Bản không những tiết kiệm được đủ tiền để đóng học mà một số bạn còn gửi tiền về phụ giúp gia đình tại Việt Nam.


6.    Hỏi: Vậy số tiền tôi phải bỏ ra khi đăng ký du học tại Nhật Bản là bao nhiêu? Sau khi sang Nhật Bản bao lâu thì tôi được đi làm thêm? Ai là người giới thiệu cho tôi việc làm thêm?

Đáp: Số tiền bạn phải bỏ ra khi đăng ký du học Nhật Bản là khoảng 160 triệu đồng – 200 triệu đồng (tùy theo mức học phí của các trường khác nhau)Số tiền này bao gồm:

Học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm… cho một năm đầu tiên.

Lệ phí nhà ở (ký túc xá) 3 tháng (thành phố lớn) 6  tháng (thành phố nhỏ).

Vé máy bay từ ViệtNam sang Nhật Bản (khoảng 10 triệu đồng)

Các chi phí cho thủ tục giấy tờ như:

Giấy khám sức khỏe (nếu có)

Đăng ký bảo hiểm (nếu có)

Đăng ký điện thoại, internet (nếu muốn).

Đăng ký làm thẻ ngoại kiều (giống như CMND của ViệtNam)

Đăng ký đi làm thêm.

Tất cả những thủ tục này sẽ mất khoảng 20 ngày. Do đó thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể đi làm thêm là sau 1 tháng đến Nhật Bản.

Giới thiệu việc làm thêm cho bạn sẽ do phía nhà trường bạn theo học giới thiệu hoặc nhân viên của trung tâm DU HỌC NGHĨA LĨNH  tại Nhật Bản giới thiệu. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Lưu ý: Nếu bạn không có đủ kinh phí nộp 1 năm học phí và 3 hoặc 6 tháng ký túc xá. DU HỌC NGHĨA LĨNH  sẽ liên lạc với các trường đào tạo để xin phép cho bạn được nộp trước 6 tháng học phí và từ 2 – 3 tháng Ký túc xá. Như vậy khoản chi phí bạn phải bỏ ra ban đầu sẽ thấp hơn mức phí trên.

Mặt xấu của một số du học sinh tại Nhật

Du học Nhật Bản ngày nay không còn là khái niệm xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Phong trào du học Nhật Bản vừa học vừa làm nở rộ ở khắp các tỉnh thành nước ta. Các bạn sang học tập và làm việc tại Nhật Bản với mong muốn được trải nghiệm một đất nước mới, một nền giáo dục phát triển, từ đó học hỏi được những tinh hóa công nghệ tiên tiến mang trở về phục vụ quê hương. Bên cạnh đó vẫn còn một số thành phấn xấu, làm ảnh hưởng đến cái nhìn của người Nhật Bản đối với du học sinh Việt Nam. Dưới đây là một số chiêu trò những thành phần xấu hay sử dụng.

biển cấm ăn cắp vặt bằng tiếng việt tại nhật
Biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt bằng tiếng Việt ở Nhật

1. Trộm cắp vặt

Đây là hình ảnh không tốt thường gắn liền với du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Chắc hẳn các bạn du học sinh đã biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tại Việt Nam và Nhật Bản thế nhưng tình hình có vẻ đang phức tạp hơn nhiều. Hậu quả nó gây ra vô cùng to lớn.  Nó làm giảm niềm tin yêu của người dân Nhật Bản đối với người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến hợp tác ngoại giao đang phát triển tốt đẹp của hai chính phủ và nhân dân hai nước. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ cao, hình ảnh của người Việt Nam sẽ rất xấu trong con mắt bè bạn quốc tế. Du học sinh Việt Nam dù khó khăn đến mấy cũng phải giữ gìn hình ảnh của mình thật đẹp trong con mắt bạn bè năm châu.


2. Trốn vé tàu điện

Phương tiện giao thông chủ yếu tại Nhật Bản là tàu điện ngầm. Chi phí vé tàu điện ngầm  khoảng  5.000 yên /tháng  ( gần 1.200.000 vnđ ) so với thu nhập của người Nhật Bản thì thấp nhưng đối với những du học sinh Việt Nam thì là một chí phí không hề nhỏ. Vì vậy, một số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản thường nhảy tàu để trốn vé.  Điều này rất không tốt. Nó làm xấu hình ảnh của du học sinh Việt Nam khi tham gia giao thông tại Nhật Bản. Thành phần đối tượng này tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng rất lớn đối với công chúng Nhật Bản. Người Nhật Bản dễ hiểu nhầm và đánh đồng các bạn du học sinh Việt Nam là những người luôn luôn trốn vé tàu.  Đó là một điều sỉ nhục đối với những bạn du học sinh Việt Nam nghiêm túc chấp hành mua vé tàu hàng tháng để được đi học và đi làm thêm trang trải chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản.  Những bạn du học sinh mới sang Nhật Bản rất dễ bị các đối tượng xấu rủ rê tham gia trốn vé tàu điện. Nguy hiểm hơn, họ thường bị kẻ xấu kích động cho đây là một hành động tài năng xuất chúng, thể hiện bản lĩnh hơn người.  

3. Lừa thuê nhà

Những tân du học sinh mới sang Nhật Bản thường không có sự chuẩn bị từ trước vì vậy thường có thói quen nhờ vả các mối quan hệ xã hội trên Facebook , quen biết nhau qua mạng Internet hoặc quan hệ đồng hương nên không biết rõ thực hư đời sống khắc nghiệt tại Nhật Bản. Do đó du học sinh mới thường là những con mồi béo bở cho một số đối tượng xấu là những du học sinh người  Việt  đã sang Nhật Bản trước đây gạ gẫm thuê nhà giúp hoặc đề nghị ở chung để giảm bớt thêm chi phí. Một số du học sinh mới sang đã lập tức tin tưởng bạn bè. Hâu quả là bị mất một số tiền môi giới không nhỏ khi đặt cọc và còn nhiều phí tổn khác nữa.  Những đối tượng này biết những du học sinh mới luôn nhận được sự chu cấp rất nhiều tiền ban đầu từ gia đình tại Việt Nam để chuẩn bị cho quá trình học tập và sinh hoạt lâu dài tại Nhật Bản.

4. Lừa đăng ký các dịch vụ điện thoại và các dịch vụ công ích khác

Tại Nhật Bản , mỗi người đều có thể đăng ký nhiều đầu số điện thoại khác nhau và được nhà mạng cung cấp máy Iphone  miễn phí. Đây chính là kẽ hở lớn cho kẻ xấu lợi dụng . Nhiều du học sinh Việt Nam khi mới sang Nhật Bản du học được nhà trường cung cấp các giấy tờ tùy thân thiết yếu để phục vụ đăng ký các dịch vụ điện thoại và các dịch vụ an ninh, tài chính, bảo hiểm khác liên quan. Những giấy tờ tuy thân này vô cùng quan trọng đối với những du học sinh quốc tế, cho nên, du học sinh phải luôn lưu giữ rất cẩn thận. Nếu bị hư hỏng hoặc mất mát phải báo ngay cho nhà trường hoặc nhân viên phụ trách để được cấp lại. Một số đối tượng xấu đã dùng rất nhiều những chiêu trò dụdỗ khác nhau đối với du học sinh mới sang để có được những giấy tờ tuy thân của du học sinh nhằm chiếm đoạt và tiến hành các hành động lừa đảo các dịch vụ công tại Nhật Bản. Thậm chí có những bạn du học sinh mới sang đã phải chịu nộp phạt số tiền lớn cho nhà mạng mà chỉ sở hữu một chiếc Iphone nhưng hóa đơn nhà mạng yêu cầu phải trả cho 10 đầu số dịch vụ và kèm theo gần 10 chiếc Iphone. Bởi vì ở Nhật Bản, bạn chỉ cần giấy tờ gốc và số tài khoản cá nhân (sẵn có trên mạng) là bạn có thể đăng ký rất nhiều dịch vụ tiện ích tại Nhật Bản. Số tiền thiệt hại sẽ không hề nhỏ đối với thu nhập của gia đình tại Việt Nam.

5. Lừa đảo xin việc làm thêm

Việc làm thêm tại nhật bản
Các công việc làm thêm tại nhật luôn được các bạn DHS mới quan tâm

Xin việc làm thêm là một việc làm khó khăn tại Nhật Bản đối với những bạn du học sinh mới sang Nhật Bản. Vì muốn nhanh chóng kiếm tiền hỗ trợ gia đình tại Việt Nam nên ngay khi sang Nhật Bản nhiều bạn du học sinh đã khẩn trương đi tìm việc làm thêm. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nhưng người mới đến. Những đối tượng xấu thường tìm gặp để hứa hẹn tìm việc làm thêm nhằm lừa đảo tiền bạc, giấy tờ tùy thân và những thứ có giá trị khác. Một số đối tượng còn phối hợp với những kẻ xấu người Nhật tiến hành lừa xin việc cho du học sinh Việt Nam để hưởng phí đặt cọc và phí dịch vụ cùng công sức lao động của du học sinh. Vậy nên, chúng tôi khuyên du học sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi có ý đinh đi làm thêm tại Nhật Bản để tránh bị rơi vào trường hợp tiền mất tật mang gây ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và làm việc lâu dài tại Nhật Bản.