Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

ISLAND HOPPING


Cuộc đời vốn dĩ là những chuyến đi. Nhưng cái quan trọng là chúng ta được gì qua những chuyến đi đó. Có những chuyến đi sẽ còn đọng mãi tròng lòng người và trở thành hồi ức đẹp mỗi khi nhắc về nó.

Trong những học tại Học viên Anh ngữ CPILS, học viên đã có những trải nghiệm thú vị không những trong những ngày học tại trường mà còn trong những chuyến đi du lịch với bạn cùng lớp, cùng trường. 

ISLAND HOPPING là một trong những địa điểm du lịch mà học viên của trường chọn và có nhiều trải nghiệm nhất tại đây. Với không gian và bờ biển đẹp, nhiều nhà hàng trên biển với nhiều món ăn hải sản đậm chất Philippines đã góp phần giúp cho Island Hopping ngày càng nổi tiếng hơn.

Học viên Việt Nam cùng học viên Hàn 

Bữa ăn trưa với các món ăn hải sản

Island Hopping


TỔNG QUAN CHI PHÍ DU HỌC TIẾNG ANH TẠI PHILIPPINES

Du học tiếng Anh tại Philippines đang trở thành xu hướng mới trong hoàn cảnh hiện nay. Việc giảng dạy tiếng Anh tại đây đã bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ trước và hoạt động mạnh mẽ vào đầu những năm 2000 với sự ra đời và thành lập của hàng loạt trường Anh ngữ quốc tế theo mô hình campus. Những năm trước học viên tại các trường Anh ngữ hầu hết là người Hàn Quốc và Nhật Bản thế nhưng hiện nay Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập, Nga... Chiếm số lượng học viên không hề ít. Vậy nguyên nhân nào làm cho chương trình du học tiếng Anh tại Philippines trở thành xu hướng mới trên phạm vi toàn cầu?


Nguyên nhân hàng đầu để chương trình du học tiếng Anh tại Philippines trở thành làn sóng như hiện nay phải nói đến đây là chương trình du học ngắn hạn chi phí thấp hiệu quả cao đã thu hút học viên của nhiều quốc gia học tập và nâng cao tiếng anh.

Du học tiếng Anh tại Philippines thường chỉ kéo đai từ 1 tháng đến 6 tháng tuỳ theo sắp xếp của học viên. Chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại Philippines cũng được xếp vào top 5 thế giới với hiệu quả học tập cao. Philippines còn có những khoá học ngắn hạn đảm bảo đầu ra. Vậy hãy cùng xem về chi phí học tập tại Philippines có những ưu điểm gì so với các nước như Anh, Mỹ, Úc hay Singapore nhé.

1. Thông báo về chi phí du học trọn gói.

Thông báo chi phí của chương trình du học tiếng Anh tại Philippines là chi phí trọn gói bao gồm ăn uống, phòng ở , học phí và các dịch vụ chăm sóc tại trường. Với thời gian học tập cho khoá học tiếng Anh chuyên sâu kèm theo các hoạt động ngoại khoá, các chương trình học tập nâng cao buổi tối... Cũng như đảm bảo về tính an toàn, ăn uống... Các trường Anh ngữ không cho phép học viên ở ngoài các khu vực của trường. Chính vì vậy học viên trước khi đi học không phải lo lắng về vấn đề chi phí phát sinh thêm. Chỉ cần mang theo tiền tiêu vặt cho bản thân. Giá học phí tại các trường Anh ngữ dao động từ 1200 - 1500$/ tháng chư bao gồm vé máy bay, thủ tục visa và chương trình hỗ trợ học bổng của MYD và các trường Anh ngữ.

2. Giá vé máy bay không quá đắt.

Giá vé máy bay từ Việt Nam đi Philippines không quá mắc thông thường dao động 300 - 550$ cho vé máy bay khứ hồi của hai hãng bay là Philippines airlines và Cebu pacific, chủ yếu là các chuyến bay đêm 1h00 sáng.


3. Thủ tục visa thuận tiện và không tốn kém.

Các thủ tục visa của du học sinh tiếng Anh tại Philippines được thực hiện đơn giản. Học viên Việt Nam được miễn phí visa 30 ngày tại Phillipines. Các thủ tục visa đều được thực hiện bởi nhà trường có 1 khoảng đóng cố đinh là 6500peso cho tiền SSP (tường đương 3 triệu đồng).

4. Mức giá sinh hoạt tại Philippines phải chăng.

Mức giá chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn Philippines khá rẻ và tương đồng với Việt Nam nên vấn đề chi phí tiêu vặt hầu như không quá áp lực. Tuy nhiên học viên cần tính toán và quy hoạch cụ thể để chi tiêu hợp lý.


5. Chi phí du lịch vui chơi rẻ.

Chi phí cho dịch vụ du lịch và vui chơi tại Philippines rẻ hơn Việt Nam rất nhiều, dịch vụ chăm sóc cẩn thận chu đáo. Du lịch tại Philippines được phát triển theo hướng tự nhiên và bảo tồn thiên nhiên.
Du học tiếng Anh tại Philippines không quá tốn kém như các nước khác. Với tổng các chi phí bao gồm trọn gói dao động trên dưới 30 triệu/ tháng mà hiệu quả học tập cao. Các bạn học viên tối đa trong vòng 3 tháng học tập đã có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

HƯỚNG DẪN QUÁ CẢNH TẠI MANILA KHI DU HỌC TẠI PHILIPPINES

Khi quyết định du học Philippines và tìm trường Anh ngữ tốt phù hợp với bản thân, các bạn học viên sẽ thấy đại đa số các trường Anh ngữ tốt đều tập trung tại Cebu hoặc Baguio, Clark. Vì vậy hầu hết các bạn học viên đều phải quá cảnh tại Manila. Đối với các bạn học tại Baguio, Clark khi đến Manila sẽ được đón tại sân bay lên xe ô tô để đi về trường (từ 4 – 6h đi xe ô tô). Nhưng với những bạn tại Cebu cần phải đi thêm một chuyến bay nữa để đến trường Anh ngữ.

Tâm trạng chung của những bạn học viên trước khi du học tiếng Anh đó là lo lắng. Những lo lắng đầu tiên đó là thủ tục hải quan nhập cảnh tại Philippinessau nữa là quá cảnh tại Manila. Dưới đây là những nhắc nhở chú ý dành cho học viên khi quá cảnh tại sân bay Manila.

1, Chú ý khoảng cách các chuyến bay khi quyết định du học Philippines.

Với các bạn học viên đến Cebu cần có 2 vé máy bay cho mỗi chiều đi như từ thành phố Hồ Chí Minh đến Manila và từ Manila đến Cebu. Các bạn cần chú ý thời gian khoảng cách giữa hai chuyến bay sao cho hợp lý. Với các chuyến bay quốc tế rất ít khi bị delay tuy nhiên để phòng tránh bạn nên dời chuyến bay với khoảng cách từ 3 tiếng trở lên.

Thông tin về đường bay:
- Tại đầu thành phố Hồ chí Minh có hai hãng bay là Philipines Airlines với 1 chuyến bay trong ngày lúc 9h30 sáng hoặc 3h30 chiều. Cebu Pacific với chuyến bay 1h sáng hàng ngày.

- Tại đầu Hà nội có duy nhất hãng Cebu Pacific với chuyến bay 1h sáng vào các ngày thứ 4, thứ 6 và chủ nhật trong tuần.

2. Phân luồng hành lý.

Nếu khoảng cách chuyến bay của bạn không xa từ 4 đến 3 tiếng, bạn có thể đề nghị với nhân viên check in tại Việt Nam chuyển thẳng hành lý của bạn đến chuyến bay kế tiếp. Trong trường hợp khoảng cách hai chuyến bay cách xa nhau, bạn nên lấy hành lý của mình để phòng trừ việc bị thất lạc hành lý.

4. Xuống sân bay Manila.

Xuống sân bay Manila bạn sẽ phải làm thủ tục nhập cảnh Philippines tại đây hãy nhớ luôn cần theo vé máy bay khứ hồi, thư mời nhập học, invoice thông báo học phí của trường nhé. Sau khi hoàn thành xong thủ tục nhập cảnh bạn đến băng chuyền để lấy hành lý. Tại mỗi băng chuyền sẽ có hình ảnh màn hình ghi số chuyến bay và nơi xuất phát, hãy tìm đúng băng chuyền có số chuyến bay của mình để tránh việc thất lạc hành lý.


Điểm lấy hành lý của sân bay quốc tế của Manila.

Bên ngoài sân bay quốc tế.

5. Đến sân bay nội địa của Manila.

Sau khi lấy hành lý và ra khỏi sân bay quốc tế bạn có thể hỏi đường đến sân bay nội địa trên tầng 2 của sân bay. Hầu hết tại các con đường đi đến sân bay nội địa đều có bảng hướng dẫn rõ ràng và dễ nhìn thấy nên bạn không cần quá lo lắng vì điều này. Chưa kể đến có những nhân viên an nình nhiệt tình sẽ dẫn bạn đến tận sân bay nội địa.


Bảng hướng dẫn đến sân bay nội địa tại lầu 2.

6. Thủ tục check in tại sân bay nội địa.

Thủ tục check in tại sân bay nội địa rất đơn giản, bạn chỉ cần đưa hộ chiếu vé máy bay và cân hành lý, qua cửa an ninh tiến vào khu vực đợi chuyến bay của sân bay.


Quầy check in của sân bay nội địa


7. Một số chú ý khi bạn vào bên trong khu vực đợi bay của sân bay nội địa.

Khi vào khu vực đợi chuyến bay của sân bay nội địa có đầy đủ các quán ăn, quán cà phê… để bạn có thể thả lỏng bản thân. Tuy nhiên hãy đổi một chút tiền đô sang peso (mặc dù không được giá như khi bạn đổi bên ngoài nhưng chênh lệch rất nhỏ) vì các quán ngay tại trong sân bay nội địa đều chỉ dùng tiền peso để mua bán. Nếu bạn muốn đi vệ sinh hãy nhìn sang phía tay phải tính từ cổng an ninh vào sân bay.


Phòng đơi chuyến bay

Lên máy bay của sân bay nội địa

8. Đến sân bay tại Cebu.

Lên chuyến bay nội địa và sau 45 phút, bạn sẽ có mặt tại Cebu. Tiến hành ra lấy hành lý từ khu vực lấy hành lý có thể nhìn ra cửa ra vào, bạn sẽ thấy nhân viên của trường Anh ngữ cầm bảng tên của trường đón bạn (hoặc nhân viên MYD).

Qua bài viết các bạn có thể thất quá cảnh tại Manila thực ra rất đơn giản và không hề phức tạp. Để có thể chuẩn bị tốt hơn cho bản thân khi ở tại sân bay Manila, các bạn có thể chuẩn bị có mình những câu hỏi tiếng Anh cần thiết nhé.

Nguồn http://duhoctienganh.blogspot.com/

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Những chú khi dùng sim điện thoại khi du học Philippines

Khi học tiếng Anh tại Philippines từ trên 3 tháng trở lên, học viên nên chuẩn bị cho mình một sim điện thoại di động để tiện dụng cho việc liên lạc và giao tiếp khi đang học tập tại đây. Bất kỳ vấn đề gì xảy ra bạn có thể liên hệ với quản lý của trường hay nhân viên tư vấn du học chăm sóc bạn.

Vì vậy tìm hiểu rõ về các mạng điện thoại di động khi du học Philippines là vấn đề cần thiết để cuộc sống của bạn luôn được đảm bảo và tiện nghi. Tại Philippines khá giống với Việt Nam khi một người có thể sử dụng 2, thậm chí là 3 chiếc điện thoại một lúc nên việc sở hữu 2 đến 3sim không cùng mạng là chuyện bình thường.

Cách mua sim tại Philippines

Tại Philippines bạn có thể mua sim dùng tạm thời không cần đăng ký chứng minh ID (I-card) hay hộ chiếu (tại Việt Nam thường gọi là “sim khuyến mãi”’ hay “sim xài một lần). Tuy nhiên thông thương sim điện thoại của Philippines ít có các chương trình có tiền sẵn trong sim. Bạn mua sim với giá từ 65 – 75 peso (tương đương 32 – 42 nghìn đồng) đã có 1 sim với số tiền 0 peso trong tài khoản. Bạn có thể mua sim ở bất kì của hàng nào có biểu tượng Globe hoặc tại các siêu thị.
Sim điện thoại của Philippines tương thích với nhiều điện thoại. Nên bạn không phải quá lo lắng về vấn đề điện thoại của mình có xài được tại Philippines hay không. Hầu hết các sim điện thoại của Philippines đều áp dụng hình thức trả trước, bạn phải nạp tiền vào sim để sử dụng.

Các mạng di động tại Philippines

Có 3 mạng di động được sử dụng rộng rãi và ưu chuộng tại Philippines mà bạn nên chọn lựa. Nếu bạn ở tại Manila hay Baguio có thể chọn Smart và tại Cebu nên chọn Globe sau đó nữa hãy xem xét đến Sun.
Smart là một công ty con thuộc tập đoàn truyền thông PLDT tại Philippines, đây là nhà mạng được sử dụng rộng rãi nhất ở phía bắc nước này. Vì vậy đâu đâu cũng có thể tìm được cửa hàng của Smart.
Globe thuộc quyền bảo trợ của Ayala group, một tập đoàn lớn ở Philippines. Cửa hàng của Globe ít hơn Smart. Có tới 99% người Philippines sử dụng 2 nhà mạng này.
Sun là nhà mạng này thuộc Gogonwei, cả Cebu Pacific và một shopping mall lớn thứ 2 Philippines cũng thuộc tập đoàn này. Khoảng 1% người Philippin đang sử dụng dịch vụ của Sun.
Thông thường nhà mạng Globe thường có các chương trình khuyến mại như 500 peso sử dụng 3G miễn phí 1 tháng và nghe gọi điện nội mạng miễn phí, nhắn tin miễn phí 200 tin nhắn.
Tuy nhiên lời khuyên dành cho bạn là khi du học Philippines thì nên mua sim điện thoại của hai nhà mạng là Smart và Globe để thuận tiện liên lạc và giao tiếp. Chưa kể đến các chương trình khuyến mại nội mạng cũng thuận tiện để bạn sử dụng hơn. Hi vọng bạn đã biết cách sử dụng điện thoại tại Philippines rồi chứ?

Nguồn: http://duhoctienganh.blogspot.com/

Phỏng vấn TINNY - Quản lý Việt Nam tại trường Anh ngữ CPILS.

Nhằm giúp đỡ các bạn học viên Việt Nam học tập tốt, tránh những bỡ ngỡ và khó hòa nhập với cuộc sống du học tiếng Anh, trường Anh ngữ CPILS đã tuyển dụng nhân viên quản lý người Việt Nam luôn hỗ trợ học viên trong cả quá trình học tập. Quản lý Việt Nam hiện nay của trường tên là Nguyễn Thị Bích Lê với tên tiếng Anh là Tinny - cô thành thạo tiếng Anh và tiếng Hàn, chịu trách nhiệm chăm sóc học viên Việt Nam khi học tập tại CPILS.




Quản lý các nước tại trường Anh ngữ CPILS
MYD đã có buổi phỏng vấn ngắn với quản lý học viên Việt Nam trường Anh ngữ CPILS nhằm giúp các bạn hiểu hơn về cuốc sống học tập tại đây cũng như khi có khó khăn các bạn sẽ được hỗ trợ những gì từ quản lý Việt Nam của trường.
Chào bạn, Bạn làm quản lý học viên Việt Nam tại trường bao lâu rồi?
Xin chào các bạn! Đến với công việc Quản lý học viên Việt Nam này là có thể nói là cái duyên mà mình cũng không ngờ tới được, tính đến nay thì mình đã gắn bó với ngôi trường này được hơn 3 tháng rồi, chỉ một thời gian ngắn gắn bó nhưng thật sự mình rất thích và yêu công việc này
Vì sao bạn quyết định sang Philippines làm quản lý học viên tại trường?
Cũng giống như bao sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường khác, mình cũng mong muốn kiếm được công việc ổn định và đúng với chuyên ngành của mình. Như mình nói lúc đầu, chính cái duyên đưa mình đến công việc này. Mình gửi hồ sơ xin việc cho rất nhiều công ty, trong quá chờ đợi phản hồi từ các công ty đó thì bạn cùng phòng mình tình cờ thấy thông tin tuyển dụng của trường rồi bảo mình “Thôi, nộp vào Trường CPILS này thử, biết đâu được ra nước ngoài làm việc.”. Lúc đầu mình cũng không muốn đâu vì mình không thích làm xa nhà nhưng sau vì bạn mình cứ hối thúc nên mình ậm ừ gửi hồ sơ cho vừa lòng bạn. Sau khi gửi hồ sơ được 1 tuần, mình nhận được thông tin đậu vào 2 công ty là trường CPILS và một công ty sản xuất đồ mỹ nghệ của Anh tại Bình Dương.
Thật sự thời gian đó rất khó khăn đối với mình vì mình không biết nên trường hay công ty kia, một phần ba mẹ mình cũng không muốn mình làm xa nhà, lại sợ thân con gái một mình nên càng không muốn cho mình đi. Nhưng sau 3 ngày suy nghĩ, mình đã cố gắng thuyết phục ba mẹ cho mình đi làm tại CPILS vì mình nghĩ, đây là cơ hội tốt cho mình rèn luyện được chính chuyên ngành mà mình đã học cũng như trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, giúp bản thân hoàn thiện từng ngày. Hơn thế nữa, đất nước Philippines này là đất nước có nền văn hóa với nhiều lễ hội, truyền thống giúp mình biết thêm nhiều điều mới lạ.
Công việc chủ yếu của bạn tại trường Anh ngữ là gì?
Là quản sinh học viên Việt Nam, công việc chính của mình là hỗ trợ sinh viên Việt Nam khi gặp khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Bất cứ khi nào sinh viên có vấn đề khó khắn thì mình là người giúp đỡ cũng như chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề đó cho các bạn. Vì sinh viên Việt Nam tại trường chưa nhiều nên việc các bạn học viên nhớ nhà cũng như thèm món ăn Việt là chuyện thường xuyên xảy ra, những lúc như vậy mình sẽ cố gắng “trổ tài” nấu ăn mà mình dấu nhẹm bao năm nay. Hàng tuần, với mục tiêu là gắn kết các bạn học viên Việt nam tại trường, mình cố gắng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông,… hay những chuyến dã ngoại như đi đảo Malapascua, Island Hopping hay Virgin Island… Ngoài công việc là hỗ trợ và chăm sóc sinh viên, mình còn giúp đỡ bộ phậnMARKETING của trường thực hiện các chiến lược Marketing phát triển tại thị trường Việt Nam, giúp cho người Việt có cái nhìn mới mẻ hơn về việc học tiếng Anh tại Philippines.
Bạn thấy môi trường học tiếng Anh tại Philippines như thế nào?
Là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, nhưng thật sự lúc đầu khi nhắc đến Philippines là nước nói tiếng Anh thứ 5 trên thế giới. Nhưng giờ đây, khi đã sống và làm việc tại môi trường này cùng các giáo viên cũng như với nhân viên người Philippines, mình mới nhận ra rằng Philippines thật sự là lựa chọn hàng đầu cho các bạn đang có nhu cầu học tiếng Anh cấp tốc. Người Philippines nói tiếng Anh giọng Mỹ khá rõ, đó là lợi thế hàng đầu giúp người học có thể dễ dàng phát âm theo đúng giọng chuẩn của quốc tế. Ngoài ra, học tiếng Anh tại Philippines, người học còn có thế ứng dụng trong đời sống hàng ngày vì hầu hết người dân tại đây đều có thể sử dụng tiếng Anh.
Thêm vào đó, Philippines có chương trình học chất lượng, thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, người dân thân thiện, đất nước nhiều biển đảo, nhiều lễ hội lớn nổi tiếng, thích hợp cho những chuyến du học kết hợp tham quan khám phá.
Trường Anh ngữ CPILS có những đặc điểm ưu thế nào?
Khi chọn một nơi nào đó để làm việc, bạn phải tìm hiểu thật kỹ những ưu điểm vượt trội hơn so với những nơi làm việc khác thì mới đưa ra quyết định, phải không các bạn. Học viên Anh ngữ CPILS là một trong những trung tâm Anh ngữ ESL đầu tiên tại Cebu này, với đội ngũ nhân viên và giáo viên có kiến thức chuyên môn sâu và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, CPILS là một trong những trung tâm khảo thí TOEIC đầu tiên của Philippines được ETS công nhận; cơ sở vật chất tiện lợi và ăn toàn; và tỷ lệ sinh đa dạng là một trong những cơ hội giúp học viên có cơ hội thực hành tiếng Anh và tạo mối quan hệ bạn bè trên toàn cầu. Với một môi trường học chuyên nghiệp và nghiêm khắc, điều này giúp các bạn học viên duy trì được thói quen sinh hoạt điều độ và có khoa học hơn; không những giúp học viên đảm bảo được sức khỏe mà còn đạt kết quả cao trong quá trình học tập tại trường.
Cuộc sống của các bạn học viên tại CPILS ra sao?
Đừng nghĩ rằng mình là quản lý tại trường nên chỉ nói tốt về trường. Thật sự tất cả các bạn học Việt Nam tại trường rất hài lòng về cuộc sống tại CPILS. Các bạn nói rằng, khi đến đây các bạn được sống một cách khoa học nhất từ trước cho đến giờ. Mỗi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu, các bạn học viên thức dậy từ lúc 7 giờ sáng, chuẩn bị cho ngày học mới và ăn sáng; kết thúc giờ học vào lúc 11h50, các bạn có bữa trưa tại phòng ăn sau đó nghỉ trưa và thức dậy lúc 12h45 để chuẩn bị cho tiết học vào lúc 12h50. Sau thời gian ăn tối 17h50, các bạn học viên quay lại chương trình học và kết thúc vào lúc 9h30. Sau một ngày học căng thẳng, các bạn có thể tìm đến các hoạt động thể thao như bơi lôi, tập gym hay đơn giản là luyện nghe tiếng Anh thông qua Phim, nhạc tại phòng Internet. Đến cuối tuần, các bạn học viên Việt Nam sẽ tụ tập lại và tổ chức đi chơi, hay đi ăn món gì, ở đâu. Có một chuyện mà mình muốn nói với các bạn học viên nữ trước là đến đây chắc chắn sẽ lên ký đấy và ít nhất là lên 2kg ^^ Hơn thế nữa, các bạn học viên Việt Nam rất vui vì được kết bạn với rất nhiều bạn bè đến từ nhiều nước khác nhau như Hàn, Thái, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… giúp các bạn trao đổi cũng như biết nhiều hơn về văn hóa của nước bạn. Mặc dù sống cuộc sống xa nhà không có người thân bên cạnh chăm sóc, những các bạn luôn hài lòng và thích thú với cuộc sống tại trường CPILS này.
Học viên Việt Nam cần chuẩn bị những gì khi quyết định học tại CPILS?
Đối với những bạn học viên đang có ý định tham gia học tại Học viện Anh ngữ CPILS, trước khi đến đây hãy cố gắng đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và khi đến trường, chỉ việc thực hiện mục tiêu ấy và tiếng Anh sẽ trở nên đơn giản với các bạn hơn.
Bạn có lời gì nhắn nhủ với học viên đang và sẽ học tại CPILS?
Thật sự đối với các bạn sinh viên Việt Nam đang có mặt tại trường, mình chỉ có một mong muốn duy nhất đó chính là các bạn hãy cố gắng học tập thật chăm chỉ để xứng đáng với công sức cũng như thời gian mà mình bỏ ra và hơn thế nữa là đạt được mục tiêu mà bản thân các bạn đã đề ra trước khi đến tham gia học tập tại ngôi trường này.
Cảm ơn Bích Lê đã tham gia cuộc phỏng vấn ngày hôm nay với MYD, Chúc Lê và các bạn học viên Việt Nam tại CPILS luôn vui vẻ và thành công !

(Bài viết trích dẫn từ http://duhoctienganh.blogspot.com/2016/01/phong-van-tinny-quan-ly-viet-nam-tai.html)

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

CLIP VỀ CHUYẾN DU LỊCH TẠI HÒN ĐẢO MALAPASCUA

SSP là gì?


Rất nhiều bạn học viên đến tham gia học tại trường phải trả một số chi phí rất cao như SSP, gia hạn Visa hay I-CARD, nhưng thật sự các bạn học viên luôn đặt câu hỏi rằng: Những phí đó là để làm gì? Hôm nay mình sẽ giúp các bạn giải thích thắc mắc ấy. 

SSP là gì?

      SSP là viết tắt của "Special Study Permit" - Giấy phép học tập đặc biệt , cho phép sinh viên nước ngoài học tập tại Philippines khi họ nhập cảnh với visa du lịch . SSP được ban hành bởi Sở di trú Philippines .

Ảnh mẫu
Làm thế nào sinh viên có thể nhận được một SSP ở Philippines ?

Việc ban hành SSP sẽ được xử lý bởi các Cơ quan quản lý như, nếu bạn đang theo học tại một trường học đăng ký theo chính phủ Philippines như CPILS , thì CPILS  sẽ tiếp quản nhiệm vụ này để giảm bớt gánh nặng của sinh viên đang ở nước ngoài. 

Sự khác biệt giữa SSP và gia hạn visa là gì?

SSP là giấy chứng nhận cho việc học chính thức mà chỉ cho phép sinh viên nước ngoài du học tại Philippines. 

Visa cho phép sinh viên ở lại Philippines. Vì vậy, học sinh cần phải có cả SSP và việc gia hạn visa riêng cho dù sinh viên nhập cảnh không cần thị thực hoặc thị thực 59 ngày, họ chỉ được lưu trú tại Philippines trong thời gian được cho phép.

Để xin SSP thì cần nộp bao nhiêu tiền và các văn bản cần thiết là những gì?

Khi sinh viên đăng ký trong bất kỳ tổ chức nào ở Philippines, bắt buộc phải xin SSP.

Yêu cầu: Hộ chiếu, 3 ảnh kích thước hộ chiếu, lệ phí đăng ký: 6500Php ($150 - giá áp dụng từ tháng 9 năm 2014) và 6,000 (140$ - giá áp dụng trước tháng 9 năm 2014). 

BOHOL - HÒN ĐẢO CỦA SỰ THƯ GIÃN


Sau thời gian học căng thẳng tại trường, rất nhiều học sinh đã tìm đến nhiều hoạt động vui chơi khác nhau như dã ngoại, mua sắm, ăn uống, ... những hoạt động du lịch đảo là hoạt động được nhiều học viên lựa chọn nhất vào những dịp cuối tuần.


Cũng trong dịp cuối tuần vừa qua, học viên Việt Nam đã có chuyến dã ngoại thú vị tại hoàn đảo Bohol - một trong những hoàn đảo nổi tiếng nhất hiện nay tại Philippines cùng một số học viên nước bạn.

Thật sự, sau một thời gina học vất vả và chăm chỉ, tự thưởng cho bản thân những hoạt động dã ngoại cùng bạn bè là điều hết sức cần sức. Nó giúp các bạn cảm thấy thoải mái hơn, thư giãn hơn để có thể tiếp tục khóa học của mình.

Zipline - một hoạt động được học viên thích nhất khi đến với Bohol

Dòng sông trong vắt
Vườn thú Bohol










Học viên tham gia lái xe địa hình





HỦ TIẾU NAM VANG - MÓN ĂN CHẠM ĐẾN TÂM HỒN SINH VIÊN QUỐC TẾ




Với nguyên liệu đơn giản và dễ làm, Hủ tiếu nam vang đã trở thành một món ăn quen thuộc với người dân Việt nam đặc biệt đối với người dân miền Nam. 

Việc học xa nhà càng khiến cho việc thưởng thức món ăn Việt Nam càng khó khăn. Cũng chính vì lý do này, Học viện anh ngữ CPILS đã tổ chức hoạt động "International Cooking Demonstration", nhằm nấu những món ăn của các quốc gia khác nhau, giúp sinh viên thưởng thức được món ăn của dất nước mình trên đất nước bạn.


Học viên háo hức chờ đợi được thưởng thức "Hủ tiếu Nam Vang"


Khung cảnh học viên lắng nghe giáo viên giới thiệu về
"Hủ tiếu Nam Vang"


 Poster cho hoạt động ngoại khóa 






Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Hướng dẫn trả lời phỏng vấn visa Nhật bản

Trả lời phỏng vấn cục xuất nhập cảnh Nhật Bản khi các bạn làm hồ sơ du học là một bước cực kỳ quan trọng quyết định tới việc các bạn đỗ hay trượt viza (tư cách lưu trú COE). Việc cục kiểm tra hồ sơ năng lực tiếng Nhật là một viẹc xảy ra đột xuất không có hẹn trước. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn trả lời khi nhận được điện thoại check từ cục xuất nhập cảnh của Nhật Bản. Thời gian gọi trong giờ hành chính từ 8h tới 18h bên nhật tức là từ 6h tới 4h Việt Nam trừ thứ 7 và chủ nhật với các ngày lễ lịch đỏ của Nhật. Các bạn chú ý nhé.

***chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Nhật là 2 tiếng (tức 6h – 16h Việt Nam)
***Lưu ý đặc biệt Cục FUKUOKA thường sẽ check tiếng Nhật nhiều nhất còn các vùng khác có check nhưng ít hơn ( các bạn nên cố gắng kaiwa thật nhiều để có được phản xạ tốt khi trả lời nhé !)
***Cục check đầu tiên sẽ là CHIBA và TOKYO sau đó sẽ đến các Cục XNC khác


Xin visa Nhật bản - Du học Nghĩa Lĩnh 
Những điều cần chuẩn bị :
Chuẩn bị một chiếc điện thoại thật tốt để đảm bảo: Loa nghe to, mic nói tốt, chế độ chuông âm lượng lớn, không bị chập chờn, không bị sập nguồn khi nhận cuộc gọi, điện thoại luôn ở trạng thái đầy pin, hạn chế di chuyển đến những nơi sóng điện thoại yếu…
Tránh xảy ra những lỗi như: Lỗi loa nghe, lỗi míc, lỗi máy sập nguồn khi nhận cuộc gọi, …. Vì khi nghe qua điện thoại sẽ rất khó nghe cộng với việc bị tâm lý các bạn sẽ bị cuống.
Thái độ và cách ứng xử khi nghe điện thoại:
1- Khi nhận cuộc gọi từ đầu số 0081; +81..; Không hiển thị số điện thoại. Các bạn cần phải nhanh chóng di chuyển ra chỗ vắng người và thật yên tĩnh.
Trong lúc di chuyển các bạn nói với phía đầu dây bên kia để phía bên Nhật giữ máy để không ảnh hưởng tới việc phỏng vấn của các bạn:
“Em xin lỗi anh/chị. Hiện tại em đang ở (trong lớp học, trong hội trường, ngoài đường, đi chợ,…) rất ồn ào. Vì thế, sẽ rất khó nghe ạ. Anh/chị làm ơn giữ máy để em di chuyển ra chỗ yên tĩnh. Em xin cám ơn.”
すみません、いまべんきょうしていますから、うるさいです。それから、ききにくいです。いま、しずかなところに いきますから、ちょっと まって ください。ありがとうございます。
***Các bạn có thể bật chế độ loa ngoài để nghe cho rõ và tốt hơn
2- Khi trả lời phỏng vấn phải thật bình tĩnh, lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời tự tin, dứt khoát.
Luôn vui vẻ, ngôn từ lễ phép, dùng thể lịch sự để trả lời, khi không nghe rõ thì hãy nói làm ơn nhắc lại câu hỏi (mouichido – もういちど).,…
Tuyệt đối không cáu gắt, tỏ thái độ khó chịu, thiếu hợp tác với người phỏng vấn, không dùng thể ngắn khi trả lời phỏng vấn,…
***Không cuống và trả lời qua loa (chỉ cần người ta kiểm tra 3 câu mà các bạn chỉ trả lời được 1 câu, họ sẽ cúp máy và đồng nghĩa với việc bạn trượt về năng lực tiếng Nhật). Vì thế phải liên tục học tiếng Nhật, chịu khó luyện nghe thật nhiều (Hãy dành thời gian tối thiểu 9 tiếng/ ngày để học nhé)
3- Tuyệt đối không được có tiếng ồn ào bên cạnh khi trả lời phỏng vấn
4- Trong thời gian này thì các bạn tuyệt đối không bia rượu, kể cả người bảo lãnh của các bạn cũng vậy. Phải học thuộc nội dung hồ sơ của mình như nghề nghiệp, tên giám đốc công ty khai chứng minh thu nhập, chứng minh công việc, tên phó giám đốc, trưởng phòng nhân sự, kế toán trưởng,.v.v… Tham khỏa thêm trong bản jigoshoukai – じこしょうかい đã được trung tâm phát cho mỗi bạn học sinh khi học trên lớp
Trả lời chính xác và khớp với những thông tin đã khai trong hồ sơ du học nộp sang cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Hãy nhắc bố mẹ của các bạn (người bảo lãnh tài chính) cần phải trả lời chính xác những thông tin đã khai trong hồ sơ du học.
Tổng hợp một số ví dụ về lý do trượt của các kỳ :
- Hỏi tiếng Nhật 3 câu thì trả lời được 1 câu hoặc 2 câu.
– Đến phần tiếng Nhật thì không trả lời và chọn giải pháp im lặng vì không nghe được và không nói được.
– Quên tuổi/ngày, tháng, năm sinh của bố, mẹ, anh, chi, em trong gia đình
– Vì dọn dẹp mệt nên khi nghe cục gọi không trả lời được hoặc không nghe máy
– Bố bận uống rượu và hẹn cục khi khác gọi lại
– Bố hoặc Mẹ trả lời hồ sơ không đúng trong hướng dẫn trả lời phỏng vấn
– Tên giám đốc công ty bạn đã từng làm việc là gì? Tên phó giám đốc? Địa chỉ công ty?Thời gian làm việc ở công ty? ….
-Lý do du học là đánh máy hay viết tay?
Các câu hỏi tiếng Nhật các bạn có thể tham khảo :
1. Họ và tên
失礼(しつれい)ですが、お名前(なまえ)
あなたの名前(なまえ)は何(なん)ですか。
2. Ngày tháng năm sinh
あなたの生年月日(せいねんがっぴ)はいつですか。
あなたの誕生日(たんじょうび)はいつですか。
いつ生()まれましたか。
3. Địa chỉ
あなたのうちはどちらですか。
うちの住所(じゅうしょ)は何(なん)ですか。
4. Đã tốt nghiệp trường học cuối cùng khi nào?
いつ最後(さいご)の学校(がっこう)を卒業(そつぎょう)しましたか。
5. Quá trình học vấn học toàn bộ trong vòng bao nhiêu năm?
学歴(がくれき)は全部(ぜんぶ)で何年間勉強(なんねんかんべんきょう)しましたか。
6. Ở trường học cuối cùng thì chuyên ngành học là gì?
最後(さいご)の学校(がっこう)の専門(せんもん)は何(なん)ですか。
7. Gia đình có mấy người? gồm những ai?
家族(かぞく)は何人(なんにん)ですか。誰(だれ)がいますか。
8. Anh/ chị trong gia đình bạn là bao nhiêu tuổi?
きょうだいは なんさいですか?
Đang đi học hay đi làm?
しごとをしていますか、がっこうにいっていますか?
9. Anh/ chị/ em bạn đang làm công việc gì?
きょうだいはなんのしごとをしていますか?
Lương bao nhiêu/ tháng?
まいつきのきゅうりょうは どのぐらいですか?
10. Bạn có anh/ chị em ở Nhật Bản không?
にほんに かぞくがいますか?
11. Hiện tại, đang sống cùng ai?
(いま)、誰(だれ)と住()んでいますか。
12. Bạn đang học trường nào?
どこのがっこう  かよっていますか?
13. Bạn đang làm nghề gì (Nếu đã tốt nghiệp)?
あなたのしごとはなんのしごとをしていますか?
14. Bạn đã có bằng cấp gì rồi?
きょかしょうはなにかもっていますか?
15. Bạn đã hoặc đang học chuyên ngành gì tại Việt Nam?
なんのぶんやで べんきょうしていますか?
16. Bạn tốt nghiệp trung học/ đại học năm nào?
こうこうそつぎょうはいつですか?
もしくは だいがくそつぎょうは いつですか?
17. Bạn học đại học từ năm nào đến năm nào?
かよっているだいがくは なんねんからなんねんまでですか?
18. Quyết định đi du học Nhật thì bố mẹ có đồng ý hay không?
日本(にほん)へ留学(りゅうがく)することにしたとき、両親(りょうしん)の意見(いけん)はどうでしたか。同意(どうい)しましたか。
19. Đã từng học tiếng Nhật chưa?
日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)したことがありますか。
20 .Đã học tiếng Nhật ở đâu? Học từ khi nào?
どこで日本語(にほんご)を勉強(べんきょう)しましたか。いつ勉強(べんきょう)しましたか。
21. Có thể tự giới thiệu về bản thân bằng tiếng Nhật hay không?
日本語(にほんご)で自己紹介(じこしょうかい)することができますか。
22. Muốn đăng ký vào trường Nhật ngữ nào?
どんな日本語学校(にほんごがっこう)を申(もう)し込()みたいですか。
23. Đã tham gia phỏng vấn chưa? Giáo viên nào đã phỏng vấn?
面接(めんせつ)したことがありますか。面接官(めんせつかん)は誰(だれ)ですか。
インタビューに参加(さんか)したことがありますか。面接(めんせつ)した先生(せんせい)は誰(だれ)ですか。
24. Tại sao lại muốn đi du học Nhật bản?
どうして日本(にほん)へ留学(りゅうがく)に行()きたいですか。
25. Đã từng đến Nhật chưa?
日本(にほん)へ行()ったことがありますか。
26. Bạn dự định đi trong bao lâu? Khi nào bạn trở về Việt Nam?
にほんで なんねんぐらい りゅうがくするよていですか? いつきこくしますか?
27. Bạn dự định học gì? Mục tiêu của bạn là gì?
なんのべんきょうがいいですか? もくひょうはどうなさいますか?
28. Mục đích của chuyến đi của bạn là gì?
りゅうがくするもくひょうは なんですか?
29. Ai sẽ trả tiền cho bạn học?
けいひしべんしゃはどなたですか?
30. Làm thế nào bạn biết về trường sẽ học tại Nhật Bản?
どうやって にほんごがっこうのじょうほうをとりましたか?
31. Bạn biết gì về trường bạn sẽ học?
そのがっこうについてなにかのじょうほうをとりましたか?
32. Địa chỉ của trường ở đâu?
がっこうのじゅうしょをしっていますか?
33. Học phí bao nhiêu?
がくひはどのぐらいかしっていますか?

34. Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá trình học tại Nhật Bản ?
にほんでどうやってせいかつしようとおもっていますか?
35. Nếu bạn có người thân ở Nhật thì địa chỉ của họ ở đâu? Họ đang làm gì?
にほんにかぞくがいるとしたら じゅうしょは どちらですか?
なんのしごとをしていますか?
36. Bố mẹ bạn làm gì?
りょうしんはなんのしごとをしていますか?
37. Thu nhập của gia đình bạn bao nhiêu một tháng?
まいつき りょうしんのしゅうにゅうは どのぐらいですか?
38. Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập của bố mẹ không?
りょうしんの しゅうにゅうしょうめいしょはなにかありませんか?
39. Bố mẹ bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho việc học của bạn/ tháng ở Nhật?
にほんでりゅうがくすると、まいつき どのぐらいのおかねが りょうしんからもらえますか?
40. Bố mẹ bạn đã để dành được bao nhiêu tiền cho việc học của bạn tại Nhật?
あなたをりゅうがくさせるため、りょうしんは どのぐらい ちょきんしていますか?

41. Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi bạn kết thúc chương trình học là gì?
にほんでせんもんがっこう もしく だいがくをそつぎょうできましたら
しょうらいのけいかくはどうなさいますか?
42. Địa chỉ trường Nhật ngữ appli vào là ở đâu? ( trả lời trường thuộc vùng nào?)
(もう)し込()んだ日本語学校(にほんごがっこう)の住所(じゅうしょ)はどこですか。
43. Muốn học ở trường Nhật ngữ khoảng bao lâu?
どのくらい日本語学校(にほんごがっこう)で習(なら)いたいですか。
44. Sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ có dự định gì?
日本語学校(にほんごがっこう)が出()てから、何(なに)をしたいですか。
45. Nếu muốn học lên cao hơn thì chuyên ngành muốn học là gì?
進学(しんがく)したら、どんな専門(せんもん)を習(なら)いたいですか。
46. Sau khi tốt nghiệp tương lai muốn làm gì?
将来(しょうらい)、卒業(そつぎょう)したら、何(なに)をしたいですか。
47. Sẽ làm việc ở Nhật hay ở Việt Nam?
日本(にほん)で働(はたら)きたいですか。ベトナムで働(はたら)きたいですか。
48. Sau khi đến Nhật thì có đi làm thêm không?
来日(らいにち)した後(あと)で、アルバイトをしますですか。
49. Muốn làm công việc như thế nào? Một ngày khoảng bao nhiêu tiếng?
どんな仕事(しごと)をしたいですか。一日(いちにち)に何時間働(なんじかんはたら)きますか。
*** Các bạn có thể chia theo cặp hoặc nhóm để kaiwa các câu hỏi trên.
***Tham khảo câu trả lời trong bản Jikoshokai đã được phát trên lớp.
Chúc các bạn sẽ vượt qua được kỳ phỏng vấn này !